Chọn đào tạo nghề không phải để tránh "nặng đầu" khi học văn hoá


Chọn đào tạo nghề không phải để tránh "nặng đầu" khi học văn hoá

Chưa hiểu đúng về đào tạo nghề, không ít bạn trẻ ngộ nhận đây chỉ là cách nhanh kiếm tiền, không phải "nặng đầu" học văn hóa hoặc học nghề sẽ khó học cao lên. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.

Hiểu chưa đúng về đào tạo nghề

Năm nay, TPHCM có khoảng 35.000 học sinh tốt nghiệp lớp 9 sẽ chọn con đường khác ngoài hệ thống trường THPT công lập. Thời điểm này, sau khi có kết quả thi, nhiều học sinh quan đã tâm đến việc đào tạo nghề.

Trao đổi với PV Dân Trí, chị Đinh Ngọc Nhung (ở Thủ Đức, TPHCM) cho biết, kỳ thi vào lớp 10 năm nay, con chị thi trượt 2 nguyện vọng vào lớp 10 hệ công lập, đỗ nguyện 3 nhưng trường ở quá xa nhà.

Sau khi cân nhắc, cháu muốn theo học nghề quản lý nhà hàng, gia đình không phản đối nhưng ngạc nhiên khi biết lý do con chọn học nghề chỉ để: Khỏi phải nặng đầu học văn hóa và sớm kiếm được tiền. 

Nhiều học sinh hiểu chưa đúng, chưa đủ về học nghề (Ảnh minh họa)

Với cách nghĩ của con, vợ chồng chị không thể yên tâm với việc chọn học nghề. Chị vẫn mong muốn con vừa học nghề, vừa có thể học cao lên. 

Cũng như chị Nhung, khi con theo học nghề, nhiều phụ huynh băn khoăn học nghề có phải là theo một hướng đi khác, không đi cùng với việc học văn hóa để học cao lên. 

"Khi em chọn đi học nghề, bố em nói rằng: Sau này con có bạn gái, con có tự tin khi mình chưa tốt nghiệp THPT không? Trong khi bạn bè mình có thể học đại học, trên đại học", điều này làm cho cậu học trò Nguyễn Như Anh, 15 tuổi, ở Q.12, TPHCM lung lay trước lựa chọn học nghề của mình. 

Nhiều học sinh sau THCS theo học nghề vì các lý do như điều kiện kinh tế, muốn đi làm sớm, học nghề phù hợp với lĩnh vực các em theo đuổi.

Nhưng các em cũng rất lo lắng, liệu theo học nghề sớm, sau này có nhiều cơ hội để tiếp lên trình độ cao nữa hay không?

Hiểu đúng để đi ...đường dài 

Đánh giá về câu chuyện trên, nhiều chuyên gia cho rằng đang có một sự ngộ nhận: Đó là việc học nghề "tách rời" với việc học văn hóa. Điều này xuất phát từ việc lâu nay tồn tại suy nghĩ, học sinh không đủ khả năng theo học văn hóa mới đi học nghề.

Học sinh kết hợp giữa học nghề và học văn hóa để phát triển nghề nghiệp (Ảnh: Phạm Nguyễn)

Học trung cấp có lợi thế khi thi tốt nghiệp THPT 

Trong buổi tư vấn trực tuyến tuyển sinh sau THCS mới đây cho học sinh TPHCM, TS Nguyễn Đặng An Long (Sở GD&ĐT TPHCM) cho biết: Các em theo học nghề có lợi thế khi thi tốt nghiệp THPT. Đây là điều kiện để các em học liên thông lên các bậc học cao hơn. 

Các em có bằng trung cấp loại Giỏi sẽ được cộng 2 điểm, Khá, Trung bình - Khá được cộng 1,5 điểm và Trung bình được cộng 1 điểm vào tốt nghiệp THPT.

Chưa kể, có những nơi tư vấn học nghề cho học trò nhưng tư vấn chưa đầy đủ.

Nhiều nơi còn nhấn mạnh học nghề là để nhanh đi làm, kiếm tiền nhanh mà chưa chú ý tư vấn đến lộ trình để học sinh học cao lên, phát triển nghề nghiệp là chưa toàn diện về học nghề. 

Bày tỏ quan điểm, ông Trần Anh Tuấn - Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM - nhấn mạnh, nếu chỉ nhìn đơn giản đi học nghề 1,5 - 2 năm là ra trường đi làm là chưa đủ, chưa toàn diện về học con đường học nghề. 

Hiểu học nghề là không học văn hóa là cách hiểu chưa đúng. Theo ông Tuấn, theo học trung cấp, học sinh có thể song song học văn hóa để hoàn thiện chương trình phổ thông, rồi từng bước nâng cao trình độ nghề nghiệp của mình.

"Hệ thống thị trường lao động vận hành với rất nhiều cấp bậc như sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học. Và bậc nào cũng phải bắt đầu bằng nền móng văn hóa.

Song hành của nghề nghiệp chính là văn hóa, cấp bậc nào cũng phải gắn liền với việc học văn hóa, chỉ là mỗi bậc, co giãn theo mức độ, hình thức nào để phù hợp với năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người", ông Tuấn bảy tỏ. 

Theo Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 đã cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được dạy văn hóa. Đánh giá về điều này, Thứ trưởng Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho rằng: Nếu  nơi nào ban hành văn bản hạn chế cơ sở giáo dục nghề nghiệp dạy văn hóa thì đó là trái luật.

Đảm bảo hài hòa giữa học văn hóa và học nghề 

Tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020 của lĩnh vực lao động, người có công và xã hội do Bộ LĐ-TB&XH, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân thông tin: Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng thông tư về chương trình khung đảm bảo kết hợp hài hòa giữa học văn hóa và học nghề.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng đang hoàn thiện dự thảo Thông tư liên quan tới dạy văn hoá trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Dự kiến tháng 11/2020 Thông tư hướng dẫn dạy văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiêp sẽ được ban hành. Thông tư sẽ hướng dẫn cụ thể các môn học dạy như thế nào, cấp giấy chứng nhận ra sao...

Theo Hoài Nam - https://dantri.com.vn/an-sinh/chon-dao-tao-nghe-khong-phai-de-tranh-nang-dau-khi-hoc-van-hoa-20200814070254811.htm


Sửa đổi vào Thứ bảy, 22 Tháng 8 2020 21:06
Đánh giá nội dung này
(0 đánh giá)
Đọc 788 lần

Tiện ích

Chứng nhận kiểm định

 

Cơ quan chủ quảnTổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất

:

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Điện thoại: (0255) 6525.940
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TUYỂN SINH VIỆC LÀM VÀ TRUYỀN THÔNG

Điện thoại: (0255) 2212.738
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

Điện thoại: (0255) 2213.123
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hình ảnh

showshowshowshowshowshowshowshowshowshowshowshow