Ở trang này, chúng tôi thảo luận các kỹ năng cuộc sống là gì và vì sao chúng lại quan trọng đối với sự phát triển của bạn. Đồng thời cung cấp cho bạn những trang liên kết về một số các kỹ năng cuộc sống cụ thể. Các kỹ năng cuộc sống kết hợp với hành trang kiến thức sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt, giúp bạn có lối sống lành mạnh hơn. Chúng tôi cũng sẽ giới thiệu cho các bạn Mô hình bắc cầu để giải thích khái niệm này một các rõ ràng hơn.
Kỹ năng cuộc sống là gì?
Điều quan trọng là bạn và bạn bè của bạn có thông tin mà các bạn cần về sức khoẻ sinh sản và tình dục. Tuy nhiên, chỉ có kiến thức không thôi thì không đảm bảo được là bạn hay bạn của bạn sẽ có thể đưa ra quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả hay có mối quan hệ tốt với những người khác. Vì vậy bạn cần phải có các kỹ năng đặc biệt cho cuộc sống và được gọi là “Kỹ năng Cuộc sống”. Kỹ năng Cuộc sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực cho phép bạn và bạn của bạn đối mặt với những thức thách của cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng Cuộc sống bao gồm:
Mặc dù chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc nắm được thông tin, Kỹ năng Cuộc sống không dừng lại ở việc cung cấp thông tin. Nó làm cho cá nhân được phát triển toàn diện – vì vậy các bạn trẻ sẽ có được công cụ để sử dụng tất cả các loại thông tin khác, cho dù chúng có liên quan đến HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, sức khoẻ sinh sản và tình dục, làm mẹ an toàn, thuốc lá, ma tuý hay các vấn đề về y tế khác hay không.
Mô hình bắc cầu
Hãy theo dõi câu chuyện sau về Yến và Thu.
Yến đang là một học sinh năm cuối của một trường trung học thì cô phải nghỉ học vì mang thai ngoài ý muốn. Cô đã nhiều lần khuyên Thu, bạn của cô tập trung vào việc học hành và tránh xa chuyện yêu đương trai gái, quan hệ giới tính,vv... trước khi hoàn thành khoá học.
Thu là một học sinh năm đầu của một trường trung học và cô đang là một học sinh xuất sắc trong khối. Bất chấp những lời cảnh báo và bài học từ người bạn của mình, cô đã có mang và đến báo tin cho Yến.
Yến đang ngồi bên ngoài hiên, Cô đang ru đứa con nhỏ trên tay. Ngồi một mình bên đứa con nhỏ, cô nói về nỗi mệt nhọc vất vả cô đang phải trải qua như thế nào vào bao nhiêu công việc phải lo toan khi có con đối với một cô gái còn đang học bậc trung học. Có thể cô sẽ nói những lời như: "Ôi, đứa con bé bỏng- mày thật là phiền toái! Mày cứ bắt mẹ mày phải thức suốt ngày suốt đến như thế này à! Mày không bao giờ chịu nín hay sao?"
Thu bước vào và Yến vui vẻ đón bạn. Thu ngồi xuống và tỉ tê với bạn. Cô hỏi thăm sức khoẻ của đứa bé và Yến đã nói với cô rằng có con làm cho cô luôn cảm thấy ốm yếu và cô không hề được chợt mắt suốt cả đêm. Hai người bạn ngồi tán ngẫu với nhau trước khi Yến than phiền về việc cô thấy thật là kỳ quặc khi thấy Thu ở đây mà giờ này lẽ ra cô đang đi học. Yến hỏi Thu tại sao cô không đi học, nhưng Thu đã lảng sang chuyện khác và nói về đứa con của Yến. Yến lại hỏi Thu và Thu lại cố tình vờ sang chuyện khác, cô hỏi Yến về Chương bạn trai của Yến. Yến cho biết cô không có bất cứ thông tin nào của Chương từ khi sinh đứa trẻ. Cô có nghe thấy thông tin rằng bây giờ hắn ta đang theo học tại Hà Nội, tuy nhiên, chưa bao giờ Chương trở lại thăm đứa con của mình. Yến hồi tưởng lại, lẽ ra cô cũng có thể lên Hà Nội học- với số điểm thi tương đối cao của mình- và cô nhắc nhở Thu điều quan trọng là phải tránh xa những bọn con trai theo kiểu này và tập trung vào việc học tập.
Một lần nữa Yến hỏi lại Thu tại sao lại ở đây thay vì đang đi học. Thu chỉ trả lời một cách bâng quơ như kiểu - " Chị Yến à, chị có nhớ lời khuyên mà chị luôn khuyên nhủ em?" Yến trả lời “Tất nhiên là chị nhớ – chính chị đã nói với em mà ! Đừng bao giờ mắc phải những sai lầm tương tự như chị - hãy quên lũ con trai đi cho đến khi nào em học xong. Từ bỏ quan hệ giới tính là cách tốt nhất đề tránh có mang hoặc mắc các chứng bệnh nan y- thậm chí là AIDS!” Thu nói thêm.“Thế chị còn khuyên em điều gì khác nữa?”
Yến nói, “Chị đã khuyên em là nếu em và Hùng, bạn trai của em không thể từ bỏ được việc quan hệ giới tính, thì phải luôn nhớ sử dụng bao cao su. Em phải luôn nhớ lấy điều đó! Thậm chí chị còn đưa cho em một số bao cao su! Trời đất! Nhưng, hãy nói cho chị biết đi, thực ra hôm nay em đến đây là có chuyện gì vậy? Em đang gặp rắc rối à? Có chuyện gì vậy?
Bây giời thì Thu bật khóc, và thú nhận rằng cô đã có con với Hùng. Yến trở nên rất tức giận. Cô đã luôn nhắc nhở và khuyên bảo Thu mọi điều, cô nhắc nhở Thu về tấm gương cuộc đời cô. Và Thu đã phản đối với ý kiến như "Nhưng anh ấy yêu em! Anh ấy hứa cưới em". Yến nhắc Thu rằng Chương cũng nói với cô những điều tương tự. Yến hỏi tại sao Thu lại có quan hệ với Hùng sau tất cả các lời cảnh báo của cô. Thu cho biết Hùng đã đe doạ bỏ cô nếu cô không quan hệ với hắn. Hắn nói đó là cách duy nhất để chứng tỏ rằng cô yêu hắn, và mọi ngườì yêu nhau đều có quan hệ giới tính với người mình yêu....Yến hỏi thu Tại sao Thu không sử dụng các bao cao su mà cô đưa cho Thu. Thu cho biết Hùng đã từ chối sử dụng chúng.
Cuối cùng, bằng sự biện hộ của bản thân, Thu nói, "Ồi, Tại sao phải đợi. Có con bây giờ thì đã sao nào? Hùng sắp sửa trở thành một bác sỹ. Em muốn trở thành vợ của anh ấy! Có gì khác biệt nếu em thôi học đâu? Chị hãy nhìn Thuý mà xem- Cô ta đã bỏ học và bây giờ cô ta đang ở nhà. Cô ta không có phải làm bất kỳ công việc gì đâu!"
Thu đã được cung cấp những kiến thức để biết rằng nếu cô có quan hệ không an toàn thì có thể cô sẽ có mang. Bạn của cô cũng đã cảnh báo cô về một số hậu quả của việc mang thai sớm. Vậy mà Thu đã không để tâm đếm những kiến thức của mình và kết quả là cô đã có mang. Vì sao vậy
Chỉ kiến thức thôi đã không giúp Thu tránh được việc mang thai sớm. Vậy thì những yếu tố nào khác có thể giúp Thu tránh được những hậu quả đó?
Chúng ta có thể so sánh cuộc sống với hai ngọn núi bị chia cắt bởi một vùng biển (xem Mô hình Bắc cầu ở phần sau). Bạn có thể biết nhiều về những nguy cơ của hoạt động tình dục. Bạn đang làm chủ các kiến thức và bạn cần phải bảo vệ chính bản thân mình an toàn khỏi các hành vi nguy cơ của cuộc sống. Hãy suy nghĩ một số kiến thức phổ biến mà thanh niên ngày nay hiểu biết nhất: thực tế về rượu và ma tuý, kiêng giao hợp và tình dục an toàn từ trường học và ở cộng đồng. Với những kiến thức này, bạn đang đứng trên ngọn núi, bờ bên này của của cây cầu. Bạn chỉ có thể leo lên được núi bên kia của cây cầu (núi có lối sống lành mạnh, tích cực) bằng cách xây dựng một cây cầu bắc qua biển.
Cây cầu cuộc sống của bạn được hình thành từ những tấm ván mà bạn sẽ xây dựng nên. Khi bạn đi qua cầu thì bên dưới là một vùng “biển” mà có thể bạn sẽ bị rơi xuống. Vùng “biển” này bao gồm mang thai sớm, nghiện ma tuý, nghiện rượu, HIV/AIDS, và còn nữa. Để tránh bị té xuống “biển” bạn cần xây dựng các kỹ năng cuộc sống như chuẩn bị những tấm ván cần cho một cây cầu. Có rất nhiều “tấm ván” mà bạn cần xây dựng. Dưới đây là một số “tấm ván”:
Khi bạn xây dựng những “tấm ván” các kỹ năng cuộc sống trên và kết hợp chúng với kiến thức của bạn, bạn sẽ đi trên cầu và vượt qua được vùng “biển” một cách an toàn và điều đó sẽ mang đến cho bạn một lối sống lành mạnh, tích cực. Nếu bạn không cẩn thận xếp những tấm ván thành một cây cầu chắc chắn có nghĩa là bạn đã để lại những lỗ hổng và bạn có nguy cơ bị té xuống “biển” của các vấn đề mang thai sớm, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nghiện ngập và còn nữa. Trên trang web này, chúng tôi đã có thêm một số trang để giúp bạn xây những “tấm ván” các kỹ năng cuộc sống. Chúng tôi khuyến khích bạn đọc kỹ các trang này.
(Câu chuyện và mô hình bắc cầu được trích dẫn từ Sách hướng dẫn Các kỹ năng cuộc sống Pearce Corps 2001, trang 156-161).