NGHỀ: CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP - CAO ĐẲNG
1. Kiến thức:
- Hiểu được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của người Công dân. Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Hiểu và phân tích được bản vẽ chi tiết với 03 hình chiếu, có hình cắt, mặt cắt, hình trích và lập được bản vẽ chi tiết gia công.
- Phân tích được ký hiệu, tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, gia công theo tiêu chuẩn Việt Nam và ISO.
- Phân tích được các ký hiệu về dung sai lắp ghép, sơ đồ lắp ghép, chuỗi kích thước; Giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244 – 2245;
- Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của các loại máy hàn- cắt kim loại;
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị dùng trong nghề chế tạo cơ khí như máy tiện, máy phay, máy mài, máy khoan, máy cắt thủy lực, máy lốc tôn, máy đột dập liên hợp...
- Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại máy gia công kim loại bằng phương pháp cắt gọt.
- Hiểu được các tính năng sử dụng, thiết kế và lập quy trình chế tạo các loại dụng cụ cắt đơn giản.
- Xây dựng phương pháp triển khai kích thước, phóng dạng chính xác trên thép tấm và thép hình;
- Hiểu được cấu tạo, tính toán được kích thước của các kết cấu tấm, dầm, khung dàn, các kết cấu bồn bể, bunke-silo, khung dầm, hệ thống thông gió, thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm- sicon, băng tải...
- Thiết kế được một số loại đồ gá cơ bản để gia công chi tiết.
- Lập quy trình công nghệ để gia công chi tiết.
- Trình bày được các phương pháp gia công cơ bản trên máy tiện CNC, máy phay CNC, máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng, máy mài, máy doa, máy khoan, máy gia công tia lửa điện ... biết các dạng sai hỏng, nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tính năng kỹ thuật, phạm vi ứng dụng của các dụng cụ đo, cách đo, đọc kích thước và hiệu chỉnh các loại thước cặp, panme, đồng hồ so, thước đo góc vạn năng, đồng hồ đo lỗ...
- Mô tả được các quy tắc, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, quy trình 5S cho cơ sở sản xuất, các biện pháp nhằm tăng năng suất;
2. Kỹ năng:
Đạt bậc 3/5 chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, với những kỹ năng cụ thể sau:
- Vẽ, đọc được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đúng yêu cầu kỹ thuật trên phần mềm vẽ kỹ thuật và gia công được chi tiết theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Chuyển được thành thạo các ký hiệu dung sai thành các kích thước tương ứng để gia công;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ cắt cầm tay như: Đục, giũa các mặt phẳng, khoan lỗ, cắt ren bằng bàn ren, ta rô, cưa tay.
- Sử dụng thành thạo một hoặc nhiều loại máy công cụ như: máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng, máy bào - máy xọc, máy mài, máy khoan - máy doa, máy tiện CNC, máy phay CNC, máy cắt kim loại, máy chấn tôn, máy lốc(uốn) tôn.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ kiểm tra, dụng cụ đo và các loại đồ gá.
- Mài được thành thạo các loại dao tiện, dao phay, dao bào, mũi khoan đúng yêu cầu kỹ thuật; Thực hiện vận hành và hàn được các mối hàn lắp ráp cơ bản.
- Trực tiếp thao tác, vận hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị, các máy hàn- cắt kim loại để gia công các kết cấu trong chế tạo thiết bị cơ khí.
- Trực tiếp thao tác, vận hành các máy cắt gọt kim loại như: máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng, máy doa lỗ vạn năng, máy đột dập liên hợp, máy tiện CNC, phay CNC để gia công chế tạo và đo kiểm kích thước sản phẩm.
- Trực tiếp tính toán, gia công chế tạo được các kết cấu tấm, dầm, khung dàn, các kết cấu bồn bể, bunke-silo, khung dầm, hệ thống thông gió, thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm- sicon, băng tải...đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Thiết lập được quy trình công nghệ và xây dựng được bản vẽ thiết kế, gia công cơ khí.
- Thiết kế và chế tạo chi tiết máy và các loại thiết bị cơ khí đơn giản.
- Kiểm tra được chất lượng sản phẩm theo đúng quy định;
- Thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ được các thiết bị các dạng sai hỏng thông thường của máy, đồ gá, thiết bị công nghệ cơ bản;
- Lập được kế hoạch sản xuất và quản lý thực hiện kế hoạch, thực hiện quy trình 5S;
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có trách nhiệm cao với kết quả công việc của bản thân;
- Thực hiện công việc đúng quy trình:
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định tại nơi làm việc;
- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm về kết quả công việc được phân công;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Chủ động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc trong sản xuất;
- Chấp hành tốt ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện tác phong công nghiệp;
- Hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, trau dồi kiến thức chuyên môn;
- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;
- Thực hiện các công tác đảm bảo an toàn lao động trong nghề đầy đủ, đúng quy chuẩn quy định.
4.Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp người học làm được ở các vị trí:
- Gia công trên máy tiện vạn năng;
- Gia công trên máy tiện CNC;
- Gia công trên máy phay vạn năng;
- Gia công trên máy phay CNC;
- Gia công trên máy bào, xọc;
- Gia công trên máy mài;
- Gia công trên máy doa vạn năng;
- Máy chấn thủy lực, máy đột dập liên hợp...
- Kỹ thuật viên làm việc tại các Nhà máy, Công ty, Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn trong và ngoài nước trong lĩnh vực công nghệ gia công cơ khí, đóng tàu, sửa chữa tàu biển, chế tạo giàn khoan dầu khí, sản xuất thép…
- Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp liên quan, thực hiện việc quản lý, kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm gia công đảm bảo theo qui định; giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ và nhóm lao động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo;
- Hướng dẫn thực hành nghề tại các nhà máy, xí nghiệp cho bậc thợ thấp hơn.
- Làm tổ trưởng, nhóm trưởng, quản đốc phân xưởng sản xuất cơ khí và các lĩnh vực liên quan.
- Có thể tự tạo dịch vụ và công việc trong lĩnh vực liên quan đến nghề nghiệp.
- Làm việc trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
- Có khả năng tự học tập, tiếp cận các ứng dụng khoa học công nghệ mới vào thực tế trong môi trường công tác.
- Đáp ứng được với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
6. Các yêu cầu khác:
6.1. Yêu cầu về năng lực Công nghệ thông tin:
- Có trình độ tin học đạt chuẩn sử dụng CNTT cơ bản theo quy định Bộ thông tin truyền thông hoặc tương đương; Sử dụng, khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
6.2. Yêu cầu về năng lực ngoại ngữ:
- Có trình độ tiếng Anh bậc 2/6 (A2) theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương; Ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
( Cập nhật 24/02/2025)
II. Trình độ Trung cấp
- Hiểu được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của người Công dân; Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Hiểu và phân tích được bản vẽ chi tiết với 03 hình chiếu, có hình cắt, mặt cắt, hình trích và lập được bản vẽ chi tiết gia công.
- Phân tích được ký hiệu, tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong lĩnh vực gia công cơ khí (gang, thép, các loại hợp kim...) theo tiêu chuẩn Việt Nam và ISO.
- Phân tích được các ký hiệu về dung sai lắp ghép, sơ đồ lắp ghép, chuỗi kích thước;
- Trình bày được đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số loại máy công cụ: máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng, máy doa lỗ, máy bào - xọc, máy mài, máy hàn hồ quang tay cơ bản;
- Trình bày được tính chất cơ lý của một số loại vật liệu làm dụng cụ cắt (dao, đá mài, vật liệu gia công kim loại và phi kim loại) và thép làm dao tiện, phay, bào, mũi khoan, mũi doa, đục, giũa...sau khi nhiệt luyện;
- Trình bày được đặc tính của lắp ghép, sai số về hình dáng hình học và vị trí tương quan, độ nhám bề mặt, chuỗi kích thước;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tính năng kỹ thuật, phạm vi ứng dụng của các dụng cụ đo, cách đo, đọc kích thước và hiệu chỉnh các loại thước cặp, panme, đồng hồ so, thước đo góc vạn năng, đồng hồ đo lỗ...;
- Nắm được nguyên lý hoạt động của động cơ điện không đồng bộ 3 pha, công dụng, cách sử dụng một số loại dụng cụ điện dùng trong máy công cụ cơ bản;
- Mô tả được các quy tắc, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, quy trình 5S cho cơ sở sản xuất, các biện pháp các biện pháp nhằm tăng năng suất;
- Trình bày được đặc tính kỹ thuật, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp sử dụng, bảo quản các dụng cụ (gá, cắt, kiểm tra...) trên một số loại máy công cụ;
- Trình bày được một số phương pháp bảo dưỡng, sữa chữa nhỏ một số dụng cụ, máy móc thiết bị trong gia công cơ khí;
- Trình bày được quy trình công nghệ gia công một số chi tiết cơ bản theo yêu cầu;
Đạt bậc 2/5 chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, với những kỹ năng cụ thể sau:
- Vẽ, đọc được một số bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đúng yêu cầu kỹ thuật, gia công được chi tiết theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Chuyển được ký hiệu dung sai thành các kích thước tương ứng để gia công theo yêu cầu;
- Sử dụng được các dụng cụ cắt cầm tay như: Đục, giũa các mặt phẳng, khoan lỗ, cắt ren bằng bàn ren, ta rô, cưa tay;
- Sử dụng thành thạo một hoặc nhiều loại máy công cụ như: máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng, máy bào - máy xọc, máy mài, máy khoan - máy doa.
- Sử dụng được các dụng cụ kiểm tra, dụng cụ đo của nghề.
- Mài được một số loại dao tiện, dao phay, dao bào, mũi khoan đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Phát hiện và sửa chữa được một số dạng sai hỏng thông thường của máy, đồ gá. Bảo dưỡng được một số thiết bị công nghệ cơ bản;
- Gia công được một số chi tiết máy định hình trên máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng, máy bào - máy xọc, máy mài, máy khoan - máy doa, theo yêu cầu;
- Trực tiếp tính toán, gia công chế tạo được các kết cấu tấm, dầm, khung dàn, các kết cấu bồn bể, bunke-silo, khung dầm, hệ thống thông gió, thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm- sicon, băng tải...đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện vận hành và hàn được các mối hàn lắp ráp
- Lập được quy trình công nghệ để gia công một sản phẩm dưới sự giám sát của cán bộ kỹ thuật;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo đúng quy định;
- Lập được kế hoạch sản xuất và quản lý thực hiện kế hoạch, áp dụng quy trình 5S trong thực tế sản xuất;
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, có khả năng giải quyết công
việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ cụ thể; chịu
trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện công việc của các thành viên trong nhóm.
- Có trách nhiệm cao với kết quả công việc của bản thân;
- Thực hiện công việc đúng quy trình, đảm bảo an toàn và hiệu quả;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn lao động và ý thức tổ chức kỷ luật theo qui định;
- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập thể;
4.Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp người học làm được ở các vị trí:
- Kỹ thuật viên làm việc tại các Nhà máy, Công ty, Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn trong và ngoài nước trong lĩnh vực gia công cơ khí, đóng tàu, sửa chữa tàu biển, chế tạo giàn khoan dầu khí, sản xuất thép…
+ Gia công trên máy tiện vạn năng;
+ Gia công trên máy phay vạn năng;
+ Gia công trên máy bào, máy xọc;
+ Gia công trên máy mài;
- Hướng dẫn thực hành nghề tại các nhà máy, xí nghiệp cho bậc thợ thấp hơn.
- Làm tổ trưởng, nhóm trưởng trong sản xuất cơ khí và các lĩnh vực liên quan.
- Có thể tự tạo dịch vụ và công việc trong lĩnh vực liên quan đến nghề nghiệp.
- Làm việc trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề; Có khả năng tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu nhanh các công nghệ mới, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong cơ sở, đơn vị sản xuất; Đáp ứng được với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
- Có khả năng tự học tập và tìm hiểu trong môi trường công tác.
- Có khả năng học liên thông lên các cấp trình độ cao hơn theo qui định.
6. Các yêu cầu khác:
6.1. Yêu cầu về năng lực Công nghệ thông tin:
- Có trình độ tin học đạt chuẩn sử dụng CNTT cơ bản theo quy định Bộ thông tin truyền thông hoặc tương đương; Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
6.2. Yêu cầu về năng lực ngoại ngữ:
- Có trình độ tiếng Anh bậc 1/6 (A1) theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương.; Ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.