NHÂN LỰC QUA ĐÀO TẠO NGHỀ VIỆT NAM: Phát triển chưa xứng với tiềm năng


Dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng vấn đề phát triển nhân lực qua đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại Việt Nam hiện còn rất nhiều hạn chế. Đặc biệt, đối với các lĩnh vực và ngành nghề đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật cao, sự thiếu khuyết còn khá lớn.

Sinh viên nghề Cắt gọt kim loại trong giờ thực hành

Còn nhiều thách thức

Ông Đặng Xuân Thức, Vụ trưởng Vụ Dạy nghề chính quy (Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTBXH) chỉ rõ: Là thành viên chính thức của AFTA và WTO, nên Việt Nam phải thực hiện nguyên tắc “mở cửa” cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài, kể cả thị trường lao động. Đội ngũ lao động nước ta cũng chịu thách thức cạnh tranh với lao động nước ngoài, cùng với đó là khoa học ngày càng phát triển với tốc độ nhanh và có bước nhảy vọt, việc sử dụng công nghệ mới, hiện đại trong nhiều ngành nghề mới đòi hỏi người lao động phải thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề ở nước ta chỉ khoảng 34,9% năm 2013, tình trạng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài “khát” lao động kỹ thuật ngày càng trầm trọng.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10) - xếp thứ 11 trong 12 nước ở Châu Á được tham gia xếp hạng. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam liên tục giảm. Nếu chất lượng nguồn nhân lực không được cải thiện thì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gặp khó khăn lớn.

Ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Tổng cục Dạy nghề) cho biết, việc sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự của cơ sở dạy nghề vẫn còn sự can thiệp của nhiều cơ quan các cấp. Một số người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập còn hạn chế về thực thi quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chưa chủ động, năng động trong chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của đơn vị, vẫn trông chờ ở cơ quan cấp trên. NSNN giao cho hoạt động dạy nghề hiện nay chủ yếu theo mức khoán, chưa thực sự gắn kết giữa giao nhiệm vụ và giao kinh phí; nên còn tình trạng trông chờ, ỷ lại.

Cần đổi mới, đột phá

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thanh Hòa, việc nâng cao chất lượng và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội là sứ mệnh quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong lĩnh vực dạy nghề nói chung và các cơ sở dạy nghề nói riêng.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia đến năm 2020 sẽ có 61,5% số lao động qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp, đỏi hỏi năng lực đào tạo của hệ thống tăng trung bình 3,4% hằng năm từ nay đến năm 2020. Để đạt mục tiêu này, nhất thiết phải có sự đột phá trong việc phát triển đội ngũ giáo viên, phát triển chương trình, giáo trình, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị nâng cao chất lượng, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.

Theo bà Đỗ Thị Thúy Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính), Nhà nước cần ưu tiên đồng bộ cho lĩnh vực dạy nghề để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Ngân sách cho dạy nghề phải được phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh bạch và kịp thời, ưu tiên phát triển dạy nghề ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo. Việc đổi mới cơ chế tài chính trong các cơ sở dạy nghề phải gắn với lộ trình điều chỉnh tính đủ chi phí trong giá, phí dịch vụ dạy nghề. Ngoài ra, cần đấu thầu, đặt hàng đào tạo nghề đối với một số ngành, nghề đặc thù có chi phí lớn, thuộc ngành kinh tế mũi nhọn mà xã hội có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa.

(Theo Báo lao động)


Đánh giá nội dung này
(1 Vote)
Đọc 3143 lần

Tiện ích

Chứng nhận kiểm định

 

Cơ quan chủ quảnTổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất

:

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Điện thoại: (0255) 6525.940
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TUYỂN SINH VIỆC LÀM VÀ TRUYỀN THÔNG

Điện thoại: (0255) 2212.738
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

Điện thoại: (0255) 2213.123
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hình ảnh

showshowshowshowshowshowshowshowshowshowshowshow