NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ
TRÌNH ĐỘ: TRRUNG CẤP - CAO ĐẲNG
I. Trình độ Cao đẳng:
1. Mục tiêu chung:
1. Mục tiêu cụ thể:
- Kiến thức:
+ Nêu được nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các dụng cụ đo, kiểm tra;
+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và cách sử dụng của các dụng cụ, thiết bị tháo lắp, căn chỉnh máy;
+ Tính toán, lựa chọn được các dụng cụ, thiết bị nâng chuyển thông dụng và hiện đại;
+ Trình bày được quy trình lắp đặt các thiết bị cơ khí trong dây chuyền sản xuất của nhà máy;
+ Phân tích, giải thích được các yêu cầu kỹ thuật quan trọng;
+ Tính được độ bền của các cấu kiện và chi tiết máy thông dụng;
+ Xác định được tỷ số truyền của các bộ truyền động cơ khí, tính toán được kích thước của các chi tiết ở một số mối ghép thông dụng;
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo dụng cụ đo và kiểm tra, dụng cụ tháo lắp, dụng cụ căn chỉnh;
+ Tổ hợp lắp đặt, căn chỉnh được các bộ phận cơ khí trong dây chuyền sản xuất, nhà máy;
+ Cạo rà được bạc lót đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện các công việc được giao của các cá nhân, nhóm, tổ lao động trong các nhiệm vụ nghề cần thiết;
+ Kiểm tra, thử nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị;
+ Tổ hợp lắp đặt, căn chỉnh được các bộ phận cơ khí trong dây chuyền sản xuất, nhà máy;
+ Bàn giao các thiết bị, máy móc đúng theo các quy định hiện hành;
2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế.
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật kinh tế, chịu trách nhiệm cá nhân với nhiệm vụ được giao.
3. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
+ Sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc ở các nhà máy các dây chuyền sản xuất, các công trình xây lắp công nghiệp.
+ Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
+ Làm việc tại các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ khí;
+ Có khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ, nhóm ở các đơn vị sản xuất thi công lắp đặt;
+ Khả năng đào tạo cho thợ bậc thấp.
4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
+ Khả năng học liên thông lên các cấp trình độ cao hơn đối với các chuyên ngành Cơ khí.
+ Có khả năng tự học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ.
+ Có khả năng để tiếp thu và nắm bắt các công nghệ mới hiện nay.
+ Có khả năng làm việc tốt trong các môi trường liên quan tới lĩnh vực cơ khí nói chung cũng như lĩnh vực bảo trì hệ thống và bảo trì thiết bị cơ khí nói riêng.
II. Trình độ Trung cấp:
1. Mục tiêu cụ thể:
- Kiến thức:
+ Mô tả được nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các dụng cụ đo, kiểm tra, các dụng cụ tháo lắp và thiết bị căn chỉnh máy;
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành của các thiết bị nâng chuyển;
+ Lựa chọn được các dụng cụ, thiết bị nâng chuyển thường dùng;
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra dùng trong lắp đặt, căn chỉnh;
+ Bảo dưỡng và sử dụng được dụng cụ, thiết bị nâng chuyển;
2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế.
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật kinh tế, chịu trách nhiệm cá nhân với nhiệm vụ được giao.
3. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
+ Người học nghề sau khi tốt nghiệp làm việc ở các nhà máy, các dây chuyền sản xuất, các công trình xây lắp công nghiệp;
+ Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
+ Làm việc tại các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ khí.
4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
+ Khả năng học liên thông lên các cấp trình độ cao hơn đối với các chuyên ngành Cơ khí.
+ Có khả năng tự học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ.
+ Có khả năng để tiếp thu và nắm bắt các công nghệ mới hiện nay.
+ Có khả năng làm việc tốt trong các môi trường liên quan tới lĩnh vực cơ khí nói chung cũng như lĩnh vực bảo trì hệ thống và bảo trì thiết bị cơ khí nói riêng.
( Cập nhật 24/ 02/ 2025)