Quảng Ngãi: Năm 2018 cần tuyển dụng 40.000 vị trí việc làm


Đây là thông tin được ông Lương Kim Sơn-GĐ sở LĐ-TB&XH thông báo trong Hội nghị đánh giá công tác đào nghề cho lao động nông thôn năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.

Để cung ứng được số lao động nói trên thì chắc chắn còn rất nhiều việc phải làm, đó là công tuyển sinh, đào tạo, giới thiệu việc làm, mà trong đó kênh đào tạo nghề cho lao động nông cũng đóng một vai trò trợ lực rất quan trọng, góp phần vào việc bổ sung nguồn nhân lực cho các DN, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 

Theo báo cáo, trong năm 2017 toàn tỉnh đã đào nghề cho 2.582 lao động nông thôn, trong đó lao động nữ là 1.501. Có 1.826 lao động được đào tạo ở những ngành nghề phi nông nghiệp như Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất đào tạo cho 1.298 lao động ở các ngành nghề: sản xuất hàng dày da, túi xách, hàn điện, nghiệp vụ xăng dầu, kỹ thuật xây dựng, điện dân dụng, điện công nghiệp, gò hàn nông thôn... Ngoài ra còn một số trường, cơ sở đào tạo nghề cũng đào một số ngành nghề khác như thuyền trưởng tàu cá hạng 4, chế biến món ăn. 

Đối với nghề nông nghiệp do Sở NN-PTNT chủ trì đã đào tạo một số ngành nghề như: Chăn nuôi gia súc, thú y, phòng chống dịch bệnh cho gia cầm, trồng rau an toàn cho 756 học viên, trong đó lao động nữ là 455 lao động. 

Trong năm 2017, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức rà soát đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề và tình hình hoạt động đào tạo nghề của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố, đồng thời tham mưu đề xuất UBND tỉnh cho phép điều chuyển tài sản một số trang thiết bị chưa khai thác hết tần suất sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả của các thiết bị dạy nghề được đầu tư tại một số cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh để điều chuyển cho các đơn vị đào tạo nghề khác có nhu cầu nhằm nâng cao chất lượng trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng các thiết bị dạy nghề đã được đầu tư từ nguồn vốn Đề án đào tạo nghề cho LĐNT tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.

Về công tác tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên, người dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2017 đã phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh mở 1 lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và 1 lớp Kỹ năng dạy học tích hợp cho 46 giáo viên, người dạy nghề; 2 lớp đào tạo giáo viên, giảng dạy kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp với 40 giáo viên, giảng viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. 


Hội nghị đã có những tham luận mang tính xây dựng, điều chỉnh để năm 2018 chương đào nghề cho LĐNT đạt được kết quả tốt hơn. 

Hội nghị cũng đề ra phương hướng và nhiệm vụ trong năm 2018 là hỗ trợ đào tạo nghề cho 3.000 lao động nông thôn. Trong đó, đào tạo nhóm nghề phi nông nghiệp: 1.900 người; Đào tạo nhóm nghề nông nghiệp: 1.100 người. Tỷ lệ lao động nông thôn sau học nghềviệc làm, thêm việc làm, được nâng cao tay nghề đạt từ 90% trở lên. Đáp ứng nhu cầu lao động cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện đạt chỉ tiêu lao động qua đào tạo nghề của tỉnh đạt 51% vào năm 2018.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lương Kim Sơn - GĐ sở LĐ-TB&XH đánh giá: "Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, các Bộ, ngành ở trung ương, sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo triển khai thực hiện của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh… đạt được nhiều kết quả khả quan góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, UBND tỉnh cần sớm phân khai nguồn kinh phí sự nghiệp từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trong năm 2018, để Sở LĐ-TB&XH phối hợp các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đạt được các chỉ tiêu đã đề ra. Bộ LĐ-TB&XH cần tăng thêm định mức kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng là lao động nông thôn theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg  ngày 28/9/2015 của Thủ tướng chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. Ban hành chế độ phụ cấp kinh phí cho cán bộ theo dõi công tác dạy nghề tại các xã, phường, thị trấn. Quan tâm, xem xét bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương để hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Ông Lương KIm Sơn cho biết thêm và nêu ra kiến nghị. 

(Theo Đông Hải - baodansinh.vn)


Đánh giá nội dung này
(0 đánh giá)
Đọc 3101 lần

Tiện ích

Chứng nhận kiểm định

 

Cơ quan chủ quảnTổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất

:

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Điện thoại: (0255) 6525.940
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TUYỂN SINH VIỆC LÀM VÀ TRUYỀN THÔNG

Điện thoại: (0255) 2212.738
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

Điện thoại: (0255) 2213.123
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hình ảnh

showshowshowshowshowshowshowshowshowshowshowshow