Chuyên ngành "Hàn"


 

 

 

THÔNG TIN NGHỀ: HÀN

(Welding) 

TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG - TRUNG CẤP

 

 

 

I. Trình độ  Cao đẳng

1. Kiến thức:

- Hiểu được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của người Công dân. Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

- Đọc và phân tích được bản vẽ chi tiết với 03 hình chiếu, có hình cắt, mặt cắt, hình trích và lập được bản vẽ chi tiết gia công.

- Phân tích được ký hiệu, tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong lĩnh vực hàn, gia công cơ khí theo tiêu chuẩn Việt Nam và ISO.

- Đọc được bảng quy trình hàn (WPS);

- Hiểu được kỹ thuật tạo hình chi tiết;

- Trình bày được tính chất của thép các bon, kim loại màu và các yêu cầu về nhiệt trong hàn;

- Biết được các tiêu chuẩn các loại mối hàn và mép vát được áp dụng cho hàn kết cấu thép;

- Giải thích được các vị trí hàn (1G, 2G, 3G, 4G, 1F, 2F, 3F, 4F, 5G, 6G, 6GR); các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý vận hành thiết bị hàn SMAW, hàn GMAW/MAG, hàn MIG,  hàn GTAW/TIG, hàn tự động dưới lớp thuốc (SAW);

- Trình bày được đặc điểm, thành phần hóa học và phạm vi ứng dụng của que hàn thép các bon, thép Inox, nhôm, que hàn gang;

- Nhận biết được vật liệu hàn trong môi trường khí bảo vệ hàn MIG, hàn GMAW/MAG, hàn GTAW/TIG;

- Chọn được chế độ hàn của các phương pháp hàn hàn SMAW, hàn GMAW/MAG,hàn MIG, hàn GTAW/TIG, hàn tự động dưới lớp thuốc (SAW) ở các vị trí hàn;

- Biết được cấu tạo, sự phân bố nhiệt lượng của hồ quang hàn;

- Hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng chống biến dạng hàn;

- Trình bày được kỹ thuật hàn thép tấm bằng các phương pháp hàn hàn SMAW, hàn GMAW/MAG,hàn MIG, hàn GTAW/TIG, hàn tự động dưới lớp thuốc (SAW) ở các vị trí hàn trong không gian;

- Trình bày được kỹ thuật hàn thép tấm Inox bằng các phương pháp hàn SMAW, hàn GMAW/MAG,hàn MIG, hàn GTAW/TIG ở các vị trí hàn trong không gian;

- Trình bày được kỹ thuật hàn tấm kim loại màu bằng các phương pháp hàn MIG, hàn GTAW/TIG ở các vị trí trong không gian;

- Biết phân loại được các vị trí hàn trong không gian theo các tiêu chuẩn hiện hành;

- Trình bày được phương pháp hàn với dòng điện một chiều hoặc xoay chiều để thích hợp với công việc;

- Hiểu được kỹ thuật kiểm tra ngoại dạng (VT); Kiểm tra bằng phương pháp siêu âm; Kiểm tra bằng phương pháp chụp X-ray; Kiểm tra bằng từ tình...

- Hiểu rõ nguyên nhân tạo ra khuyết tật hàn và cách phòng ngừa;

- Trình bày được kỹ thuật an toàn trong lĩnh vực hàn;

- Trình bày được phương pháp xử lý nhiệt trong hàn;

- Hiểu được các tiêu chuẩn và mã hàn thép các bon thấp, thép không gỉ;

- Mô tả được tính chất của thép không gỉ và các yêu cầu về nhiệt trong hàn;

- Hiểu được các tiêu chuẩn các loại mối hàn và mép vát được áp dụng cho thép các bon thấp và thép không gỉ;

- Mô tả được đặc điểm, thành phần hóa học và phạm vi ứng dụng của que hàn thép không gỉ, que hàn gang...

- Biết được phương pháp làm giảm ứng suất và biến dạng;

- Hiểu được các tiêu chuẩn hàn tấm kim loại màu;

- Chọn được vật liệu hàn tự động dưới lớp thuốc (SAW);

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của robot hàn;

- Biết được kỹ thuật lắp ráp điện tử, cơ học robot hàn;

- Hiểu được kỹ thuật vận hành, sử dụng robot hàn công nghiệp;

- Mô tả được quy trình, kỹ thuật kiểm tra và bảo trì  máy móc, thiết bị;

- Biết được quy trình bảo dưỡng và các biện pháp kiểm soát; Các yêu cầu về báo cáo, ghi chép liên quan đến hoạt động bảo trì máy móc, thiết bị;

- Hiểu rõ hệ thống sức khỏe, an toàn lao động tại nơi làm việc và các quy định, tiêu chuẩn và yêu cầu pháp luật đối với vấn đề sức khỏe, an toàn lao động;

- Trình bày được các mối nguy thường gặp tại nơi làm việc và biện pháp kiểm soát mối nguy và quy trình báo cáo các mối nguy hiểm;

- Trình bày được cách nhận biết được báo động khẩn cấp; Các chỉ dẫn, biển báo trong quy trình khẩn cấp và ý nghĩa của chúng;

- Biết được quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ những nguyên lý chữa cháy, kỹ thuật phòng chống cháy nổ và cách sử dụng phương tiện chữa cháy;

- Trình bày được kỹ thuật sơ cứu người bị tai nạn lao động và phương pháp sử dụng hệ thống thông tin;

 - Ứng dụng được 5S vào quá trình thực hiện công việc đạt hiệu quả cao.

2. Kỹ năng:

Đạt bậc 3/5 chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, với những kỹ năng cụ thể sau:

- Đọc được bản vẽ tổng thể và bản vẽ chi tiết trong kết hàn;

- Đọc được quy trình hàn;

- Cắt được thép tấm bằng máy cắt cơ khí, plasma, cắt khí;

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ làm sạch mép hàn thủ công;

- Mài  được mép hàn bằng máy mài góc;

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ và thiết bị hàn;

- Điều chỉnh được dòng điện hàn, gá phôi và hàn đính;

- Đấu nối được thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, TIG) một cách thành thạo;

- Vận hành, điều chỉnh được chế độ hàn trên máy hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW,  SAW, TIG);

- Chọn được chế độ hàn hợp lý cho các phương pháp hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG);

- Hàn được thép tấm các mối hàn bằng phương pháp hàn Hồ quang tay (SMAW), có kết cấu đơn giản đến phức tạp, như mối hàn góc (1F – 4F),  mối hàn giáp mối từ (1G – 4G), mối hàn ống từ vị trí hàn (1G , 2G, 5G, 6G, 6GR) của thép các bon thường, có chất lượng mối hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ;

- Hàn được các mối hàn MAG/ MIG vị tri hàn 1F - 4F, 1G - 4G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Hàn được các mối hàn TIG 1G , 2G, 5G, 6G đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Hàn được các mối hàn SAW vị trí 1F, 2F, 1G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Hàn được thép hợp kim bằng phương pháp xử lý nhiệt theo yêu cầu;

- Chống được các biện pháp biến dạng liên kết hàn;

- Kiểm tra được ngoại dạng mối hàn (VT);

- Sửa chữa được các khuyết tật của mối hàn và liên kết hàn;

- Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động;

- Điều chỉnh góc độ que hàn đúng theo vị trí hàn;

- Hàn được với dòng điện một chiều và xoay chiều;

- Hàn được mối hàn vảy xếp đều và bóng;

- Thực hiện được phương pháp vát mép chi tiết, khoan chặn vết nứt;

- Biết cách gia nhiệt hoặc nhiệt luyện (nếu cần);

- Hàn đắp được kim loại bằng phương pháp hàn dưới thuốc(SAW);

- Biết lắp ráp phần cơ học, kết nối điện tử robot hàn;

- Biết vận hành điểu khiển robot hàn thực hiện các đường hàn cơ bản và nâng cao;

- Kiểm tra được thiết bị, máy móc, bảo trì hoặc bảo dưỡng theo kế hoạch;

- Lập được kế hoạch bảo dưỡng, thực hiện bảo dưỡng, nhập các thông tin hàng ngày  vào sổ tay và các biểu mẫu và báo cáo thông tin tại đơn vị;

- Áp dụng được các dấu hiệu an toàn cũng như các thông tin an toàn cơ bản khác;

- Sử dụng thành thạo các trang bị bảo hộ lao động;

- Lập được kế hoạch và sắp xếp trình tự hoạt động, tìm và giải thích thông tin an toàn lao động và an toàn vật liệu;

- Xác định được các rủi ro, kiểm tra và làm sáng tỏ thông tin liên quan đến công việc tại nơi làm việc;

- Tuân thủ đúng các quy định, thực hiện biện pháp phòng chống cháy nổ, sử dụng phương tiện chữa cháy và thực hiện tiêu lệnh chữa cháy nổ;

- Áp dụng được các biện pháp giảm thiểu rủi ro: Hô hấp nhân tạo, garo, kích thích tim, băng bó, nẹp, sát trùng vết thương và sử dụng các phương tiện truyền thông;  Ứng dụng  kỹ năng giao tiếp và chuẩn bị báo cáo;

- Xác định được mối nguy hiểm, đánh giá mức độ nguy hiểm của người bị thương; Áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro, ngắt nguồn điện, tách nạn nhân khỏi nguồn điện, hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực và sử dụng các phương tiện truyền thông để thông báo ứng cứu.

  - Thực hiện được qui trình 5S trong sản xuất;

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, có khả năng giải quyết công

việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ cụ thể; chịu
trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện công việc của các thành viên trong nhóm.

- Có trách nhiệm cao với kết quả công việc của bản thân;

- Thực hiện công việc đúng quy trình:

+ Xác định được kích thước, thông số hàn qua việc đọc bản vẽ chi tiết và quy trình hàn (WPS);

+ Lựa chọn xác định được vật liệu theo yêu cầu công việc, tuân theo quy trình hàn;

+ Công tác chuẩn bị trước khi hàn như thiết bị dụng cụ, vị trí làm việc thực hiện tỷ mỷ chính xác đầy đủ đúng chủng loại, vật liệu được chuẩn bị theo quy trình hàn (WPS);

+ Các thông số chế độ hàn của các phương pháp hàn được lựa chọn phù hợp với vật liệu, loại mối hàn, tư thế hàn và quy trình hàn (WPS);

+ Lựa chọn được các phương pháp hàn kỹ thuật hàn chính xác theo đúng quy trình hàn;

+ Xác định và đối chiếu các quy chuẩn và tiêu chuẩn trong thực hiện các công việc hàn kết cấu;

+ Đánh giá chất lượng sản phẩm các liên kết hàn mối hàn sau khi hoàn thành trung thực khách quan, phát hiện và sửa chữa những khuyết tật của mối hàn;

- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;

- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập thể;

- Thực hiện các công tác đảm bảo an toàn lao động trong nghề hàn đầy đủ đúng quy chuẩn quy định.

4.Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm:

- Kỹ thuật viên làm việc tại các Nhà máy, Công ty, Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn trong và ngoài nước trong lĩnh vực công nghệ Hàn.

- Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp liên quan, thực hiện việc quản lý, kiểm tra và giám sát hàn; giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm lao động trong lĩnh vực cơ khí hàn;

- Hướng dẫn thực hành nghề tại các nhà máy, xí nghiệp cho bậc thợ thấp hơn.

- Làm tổ trưởng, nhóm trưởng, quản đốc phân xưởng sản xuất cơ khí và các lĩnh vực liên quan.

- Có thể tự tạo dịch vụ và công việc trong lĩnh vực liên quan đến nghề nghiệp.

- Công tác trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

-Có khả năng tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu nhanh các công nghệ mới.

- Có khả năng tự học tập và tìm hiểu trong môi trường công tác.

- Có khả năng nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng

trong cơ sở, đơn vị sản xuất.

- Đáp ứng được với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

- Sau khi tốt nghiệp có thể học liên thông trình độ đại học, cùng chuyên ngành cơ khí.

6. Các yêu cầu khác:

6.1. Yêu cầu về năng lực Công nghệ thông tin:

- Có trình độ tin học đạt chuẩn sử dụng CNTT cơ bản theo quy định Bộ thông tin truyền thông hoặc tương đương; Sử dụng, khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.

6.2. Yêu cầu về năng lực ngoại ngữ:

- Có trình độ tiếng Anh bậc 2/6 (A2) theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương; Ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

 II. Trình độ Trung cấp

  1. Kiến thức:

- Hiểu được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của người Công dân.

- Đọc và phân tích được bản vẽ chi tiết với 03 hình chiếu, có hình cắt, mặt cắt, hình trích và lập được bản vẽ chi tiết gia công.

- Phân tích được ký hiệu, tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong lĩnh vực hàn, gia công cơ khí theo tiêu chuẩn Việt Nam và ISO.

- Trình bày đư­ợc sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại máy hàn thông dụng và hiện đại;

- Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề hàn và gia công cơ khí;

- Trình bày được các phương pháp chế tạo phôi hàn, gá lắp kết cấu hàn;

- Giải thích được các vị trí hàn (1G, 2G, 3G, 4G, 1F, 2F, 3F, 4F, 5G);

- Đọc được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản, các kiểu vát mép hàn;

-Trình bày được phạm vi ứng dụng của các phương pháp hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG);

- Hiểu được nguyên lý, cấu tạo và vận hành thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG);

-  Đọc được, hiểu được quy trình hàn áp dụng vào thực tế của sản xuất;

- Trình bày được nguyên lý cấu tạo, vận hành được các trang thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW …);

- Lựa chọn, cài đặt được chế độ hàn hợp lý;

- Trình bày được các khuyết tật của mối hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG), nguyên nhân và biện pháp đề phòng;

- Trình bày được các ký hiệu mối hàn, phương pháp hàn trên bản vẽ kỹ thuật;

-Trình bày và giải thích được quy trình hàn, chọn được vật liệu hàn, áp dụng vào thực tế của sản xuất;

- Phân tích được quy trình kiểm tra ngoại dạng mối hàn theo tiêu chuẩn Quốc tế (AWS);

- Giải thích được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản;

- Biết các biện pháp an toàn phòng cháy, chống nổ và cấp cứu người khi bị tai nạn xảy ra.

- Có khả năng tổ chức và quản lý một phân xưởng sản xuất độc lập;

- Hiểu được qui trình 5S trong sản xuất.

2. Kỹ năng:

Đạt bậc 2/5 chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, với những kỹ năng cụ thể sau:

- Đọc được quy trình hàn;

- Đọc được bản vẽ tổng thể và bản vẽ chi tiết;

- Cắt được thép tấm bằng máy cắt cơ khí, plasma, cắt khí;

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ làm sạch mép hàn thủ công;

- Mài  được mép hàn bằng máy mài góc;

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ hàn;

- Điều chỉnh được dòng điện hàn, gá phôi và hàn đính;

- Chế tạo được phôi hàn,  theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ bằng mỏ cắt khí bằng tay, máy cắt khí con rùa;

 - Gá lắp được các kết hàn theo các vị trí khác nhau theo yêu cấu kỹ thuật;

- Vận hành, điều chỉnh được chế độ hàn trên máy hàn (SMAW, MAG/MIG,

FCAW, TIG);

  • Đấu nối thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, TIG) một cách thành thạo;
  • Chọn được chế độ hàn hợp lý cho các phương pháp hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, TIG);
  • Hàn được thép các bon thấp  mối hàn bằng phương pháp hàn Hồ quang tay (SMAW/ GMAW/MAG/ GTAW/TIG), có kết cấu đơn giản đến phức tạp, như mối hàn góc (1F – 3F),  mối hàn giáp mối từ (1G – 3G), mối hàn ống từ vị trí hàn (1G, 2G, 5G) của thép các bon thường, có chất lượng mối hàn  theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ;
  •  Hàn được thép tấm không gỉ bằng phương pháp hàn MIG, hàn GTAW/TIG ở các vị trí hàn1F - 3F, 1G - 3G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
  •  Hàn được thép tấm kim loại màu bằng phương pháp hàn MIG, hàn GTAW/TIG ở các vị trí hàn1F - 3F, 1G - 3G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
  • Chống được các biện pháp biến dạng liên kết hàn;
  • Kiểm tra được ngoại dạng mối hàn (VT);
  • Sửa chữa được các khuyết tật của mối hàn và liên kết hàn;
  • Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động;
  • Điều chỉnh góc độ que hàn đúng theo vị trí hàn;
  • Hàn được với dòng điện một chiều và xoay chiều;
  •  Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công;
  •  Biết bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ và phòng chống cháy nổ của nghề hàn.

-   Kiểm tra được thiết bị, máy móc, bảo trì hoặc bảo dưỡng theo kế hoạch;

- Lập được kế hoạch bảo dưỡng, thực hiện bảo dưỡng, nhập các thông tin hàng ngày  vào sổ tay và các biểu mẫu và báo cáo thông tin tại đơn vị;

- Áp dụng được các dấu hiệu an toàn cũng như các thông tin an toàn cơ bản khác;

-  Lập được báo cáo các mối nguy hiểm theo hướng dẫn của quy trình;

- Sử dụng thành thạo các trang bị bảo hộ lao động;

  -  Thực hiện được qui trình 5S trong sản xuất;

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, có khả năng giải quyết công

việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ cụ thể; chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện công việc của các thành viên trong nhóm.

- Có trách nhiệm cao với kết quả công việc của bản thân;

- Thực hiện công việc đúng quy trình;

- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;

- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập thể;

- Thực hiện các công tác đảm bảo an toàn lao động trong nghề hàn đầy đủ đúng quy chuẩn quy định.

4.Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm:

- Kỹ thuật viên làm việc tại các Nhà máy, Công ty, Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn trong và ngoài nước trong lĩnh vực công nghệ Hàn.

- Làm việc trong các phân xưởng cơ khí của các công ty, nhà máy, xí nghiệp liên quan, thực hiện việc quản lý, kiểm tra và giám sát hàn; giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm lao động trong lĩnh vực cơ khí hàn;

- Hướng dẫn thực hành nghề tại các nhà máy, xí nghiệp cho bậc thợ thấp hơn.

- Làm tổ trưởng, nhóm trưởng trong sản xuất cơ khí và các lĩnh vực liên quan.

- Có thể tự tạo dịch vụ và công việc trong lĩnh vực liên quan đến nghề nghiệp.

- Công tác trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề; Có khả năng tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu nhanh các công nghệ mới.

- Có khả năng tự học tập và tìm hiểu trong môi trường công tác.

- Có khả năng nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng

trong cơ sở, đơn vị sản xuất.

- Đáp ứng được với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

- Sau khi tốt nghiệp có thể học liên thông lên các trình độ cao hơn cùng chuyên ngành cơ khí.

6. Các yêu cầu khác:

6.1. Yêu cầu về năng lực Công nghệ thông tin:

- Có trình độ tin học đạt chuẩn sử dụng CNTT cơ bản theo quy định Bộ thông tin truyền thông hoặc tương đương.

6.2. Yêu cầu về năng lực ngoại ngữ:

- Có trình độ tiếng Anh bậc 1/6 (A1) theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương.

 

( Cập nhật 24/02/2025)

Chứng nhận kiểm định

 

Cơ quan chủ quảnTổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất

:

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Điện thoại: (0255) 6525.940
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TUYỂN SINH - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP

Điện thoại: (0255) 2212.738
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

Điện thoại: (0255) 2213.123
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hình ảnh

showshowshowshowshowshowshowshowshowshowshowshow