Cao đẳng nghề: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy

Được đăng ngày Thứ năm, 20 Tháng 3 2014 16:02
Viết bởi Quản trị viên
Lượt xem: 5724

 

 

 

NGHỀ: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VỎ TÀU THỦY

TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ

 

 

 

 

1. MÃ NGHỀ: 50510215

2. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

3. BẰNG CẤP SAU KHI TỐT NGHIỆP: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề.

4. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 năm

5. TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

Đào tạo Sinh viên có kiến thức và kỹ năng nghề Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy ở trình độ cao đẳng nghề, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kỹ năng làm việc ở các bảo trì, chế tạo, gia công chi tiết, quản lý tổ, xưởng sản xuất cơ khí của các cơ sở, doanh nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thủy. Có khả năng học tập nâng cao trình độ tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc liên thông lên đại học.

Chương trình đào tạo gồm các nội dung sau:

- Các môn học chung (theo quy định của Bộ LĐ-TB và XH):  giờ

- Các môn học cơ sở:  giờ

- Các môn học chuyên môn chuyên ngành:  giờ

- Thực tập tốt nghiệp:  giờ

6. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNG VI KHÁC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP:

Sau khi học xong chương trình đào tạo này người học có khả năng:

a. Về kiến thức:

- Trình bày được các thông số cơ bản thể hiện hình dáng và các kết cấu tàu thuỷ;

- Phân tích được các yêu cầu cơ bản của các thiết bị trên tàu thuỷ: thiết bị lái, thiết bị neo, thiết bị chằng buộc, thiết bị cứu sinh, thiết bị lai dắt;

- Trình bày được các tiêu chuẩn lắp ráp, các quy trình tổng quát của công nghệ đóng tàu, bao gồm các công đoạn tuần tự nối tiếp nhau từ khi bắt đầu thiết kế cho đến khi hạ thủy;

- Trình bày được quy trình gia công chế tạo bệ khuôn, gia công tôn vỏ, gia công lắp ráp chi tiết kết cấu thân tàu, quy trình lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Xác định được các phương pháp kiểm tra và thử tàu khi gia công, lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn và thân tàu;

- Xác định được các nguyên nhân hư hỏng của các cơ cấu thân tàu và phương pháp sửa chữa tàu;

- Trình bày được các phương pháp hạ thủy tàu phổ biến.

b. Về kỹ năng:

- Vẽ, kiểm tra và điều chỉnh được đường hình dáng thân tàu trên ba mặt phẳng hình chiếu;

- Đo được kích thước thực của các chi tiết, kết cấu thân tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Khai triển được tấm tôn phẳng, tấm tôn cong một chiều, hai chiều;

- Chế tạo được các loại dưỡng và vẽ thảo đồ phục vụ cho gia công, lắp ráp kết cấu và tôn vỏ của thân tàu;

- Gia công, lắp ráp được các chi tiết kết cấu thân tàu và tôn vỏ tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Lắp ráp được các phân đoạn, tổng đoạn của thân tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Lựa chọn được phương án và lắp ráp thân tàu trên đà hợp lý đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Phát hiện được sai sót kỹ thuật, cách phòng ngừa và các biện pháp khắc phục trong quá trình gia công, lắp kết cấu và  tôn vỏ tàu;

- Hướng dẫn được bài thực hành cho học sinh học nghề trình độ thấp hơn;

- Tổ chức và hướng dẫn được tổ, nhóm lao động để thực hiện công việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động.

c. Về thái độ:

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy nơi làm việc, nội quy cơ quan, doanh nghiệp, có tác phong công nghiệp;

- Đảm bảo an toàn, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trường;

- Có ý thức và trách nhiệm với bản thân, các đồng nghiệp với cộng đồng;

- Có tinh thần học hỏi, cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau rồi kiến thức nghề nghiệp;

- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.

d. Về ngoại ngữ:

- Có trình độ tiếng anh tương đương trình độ chứng chỉ B.

- Đọc và hiểu một phần các tài liệu tiếng anh chuyên ngành.

e. Về tin học:

- Có trình độ tin học tương đương trình độ B: Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng phổ biến như: Word, Excel, Internet…

- Sử dụng thành thạo phần mềm vẽ AutoCAD: vẽ được bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp.

f. Về kỹ năng mềm:

- Kỹ năng làm việc theo nhóm.

- Kỹ năng thuyết trình.

Kỹ năng giao tiếp.

- Kỹ năng lập kế hoạch.

Kỹ năng ra quyết định.

7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT:

Chương trình khung chi tiết: Click vào đây để xem (file pdf)

8. VỊ TRÍ VÀ KHẢ NĂNG CÔNG TÁC SAU KHI TỐT NGHIỆP:

Sinh viên tốt nghiệp nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí có nhiều cơ hội tìm việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo hoặc làm trong các ngành khác có liên quan đến lĩnh vực cơ khí, cụ thể:

- Tổ trưởng, nhóm trưởng, nhân viên đóng mới, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa tại các phân xưởng hoặc tại phòng kỹ thuật trong các cơ sở, nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển;

- Làm giáo viên các trường dạy nghề kỹ thuật (trung cấp, sơ cấp nghề);

- Làm công tác kỹ thuật trong các cơ quan quản lý Nhà nước có sử dụng chuyên môn nghề Công nghệ chế tạo vỏ tàu thuỷ.

- Tùy theo năng lực và điều kiện cụ thể có thể tự tạo việc làm phù hợp hoặc học tiếp lên bậc cao hơn.

9. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP:

- Có khả năng tự học tập và tìm hiểu trong môi trường công tác để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong cơ sở, đơn vị sản xuất, đáp ứng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa  hiện nay.

- Được tiếp tục học tập và nghiên cứu để đạt trình độ đại học và cao hơn nữa.