Cao đẳng nghề: Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí

Được đăng ngày Thứ năm, 20 Tháng 3 2014 16:02
Viết bởi Quản trị viên
Lượt xem: 8867

 

 

 

NGHỀ: BẢO TRÌ HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ KHÍ

(Mechanical Maintenance)

TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ

 

 

 

 

1. MÃ NGHỀ: 50510243

2. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

3. BẰNG CẤP SAU KHI TỐT NGHIỆP: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề.

4. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 năm

5. TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

Đào tạo Sinh viên có kiến thức và kỹ năng nghề Bào trì hệ thống thiết bị cơ khí ở trình độ cao đẳng nghề, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kỹ năng làm việc ở các lĩnh vực tư vấn, bảo trì, gia công, quản lý tổ, xưởng sản xuất cơ khí của các cơ sở, doanh nghiệp. Có khả năng học tập nâng cao trình độ tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc liên thông lên đại học.

Chương trình đào tạo gồm các nội dung sau:

- Các môn học chung (theo quy định của Bộ LĐ-TB và XH): 450 giờ

- Các môn học cơ sở: 780 giờ

- Các môn học chuyên môn chuyên ngành: 2520 giờ

- Thực tập tốt nghiệp: 280 giờ

6. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNG VI KHÁC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP:

Sau khi học xong chương trình đào tạo này người học có khả năng:

a. Về kiến thức:

- Vận dụng được các kiến thức cơ sở chuyên ngành cơ khí, điện và điện tử vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn và thực hành bảo trì thiết bị cơ khí trong các cơ sở sản xuất cơ khí, cơ sở kinh doanh, bảo dưỡng thiết bị cơ khí;

- Giải thích và phân tích được sự hợp lý của quy trình lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh, vận hành và bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí bao gồm các máy công cụ vạn năng và chuyên dùng;

- Đọc, hiểu được các thông số và tài liệu kỹ thuật kèm theo hệ thống các thiết bị cơ khí của nhà sản xuất bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh;

- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo, nguyên lý làm việc và các yêu cầu kỹ thuật khi vận hành các thiết bị cơ khí vạn năng, thiết bị chuyên dùng và thiết bị công nghệ cao trong các cơ sở sản xuất cơ khí, kinh doanh bảo hành thiết bị cơ khí;

- Phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp xử lý các sự cố, tình huống thường gặp trong quá trình theo dõi, vận hành các thiết bị cơ khí;

- Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của các thiết bị cơ khí, đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng;

- Giải thích được nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí theo thời gian, dự trù thiết bị, phụ tùng thay thế;

- Vận dụng được các kiến thức về tổ chức quản lý để lập kế hoạch nhân lực, tổ chức các nhóm làm việc độc lập có hiệu quả;

- Ứng dụng được các kiến thức tin học văn phòng vào hoạt động nghề.

b. Về kỹ năng:

- Lắp đặt, vận hành thử và bàn giao được hệ thống thiết bị cơ khí trong các cơ sở kinh doanh bảo hành thiết bị cơ khí và cơ sở sản xuất cơ khí ở mức độ trung bình khi có đủ tài liệu kỹ thuật liên quan;

- Tổ chức và giám sát được công tác bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng dự phòng và sửa chữa nhỏ các thiết bị cơ khí để duy trì hệ thống thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo các thông số kỹ thuật;

- Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của hệ thống thiết bị cơ khí sau khi lắp đặt, trong quá trình vận hành và sau khi bảo dưỡng định kỳ;

- Giám sát được tình trạng kỹ thuật của các chi tiết và cụm chi tiết trong các hệ thống truyền động cơ khí, điện, hệ thống điều khiển, hệ thống thủy lực, khí nén, cơ cấu an toàn và phanh hãm trong quá trình vận hành;

- Theo dõi được tình trạng kỹ thuật trong quá trình hoạt động, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường của các thiết bị cơ khí;

- Xử lý được các sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất, lập được các phương án thay thế chi tiết và bộ phận hư hỏng đúng yêu cầu kĩ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống;

- Lập được hồ sơ theo dõi tình trạng kỹ thuật các thiết bị cơ khí sau khi bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa đúng qui định;

- Lập được kế hoạch bảo trì và đánh giá được phẩm cấp của thiết bị cơ khí sau bảo trì;

- Ứng dụng các kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin để tìm kiếm và khai thác được các thông tin trên mạng và các ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành, tổ chức và quản lý sản xuất;

- Áp dụng một cách sáng tạo các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong hoạt động nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất;

- Có khả năng chủ động tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất kinh doanh;

- Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, các ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành và quản lý, tổ chức sản xuất;

- Kèm cặp và hướng dẫn được công nhân bậc thấp.

c. Về thái độ:

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy nơi làm việc, nội quy cơ quan, doanh nghiệp, có tác phong công nghiệp;

- Đảm bảo an toàn, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trường;

- Có ý thức và trách nhiệm với bản thân, các đồng nghiệp với cộng đồng;

- Có tinh thần học hỏi, cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau rồi kiến thức nghề nghiệp;

- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.

d. Về ngoại ngữ:

- Có trình độ tiếng anh tương đương trình độ chứng chỉ B.

- Đọc và hiểu một phần các tài liệu tiếng anh chuyên ngành.

e. Về tin học:

- Có trình độ tin học tương đương trình độ B: Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng phổ biến như: Word, Excel, Internet…

- Sử dụng thành thạo phần mềm vẽ AutoCAD: vẽ được bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp.

f. Về kỹ năng mềm:

- Kỹ năng làm việc theo nhóm.

- Kỹ năng thuyết trình.

- Kỹ năng giao tiếp.

- Kỹ năng lập kế hoạch.

- Kỹ năng ra quyết định.

7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT:

Chương trình khung chi tiết: Click vào đây để xem (file pdf)

8. VỊ TRÍ VÀ KHẢ NĂNG CÔNG TÁC SAU KHI TỐT NGHIỆP:

Sinh viên tốt nghiệp nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí có nhiều cơ hội tìm việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo hoặc làm trong các ngành khác có liên quan đến lĩnh vực cơ khí, cụ thể:

- Tổ trưởng, nhóm trưởng, nhân viên bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ khí tại các phân xưởng hoặc tại phòng kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất cơ khí;

- Làm việc tại các doanh nghiệp chuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí;

- Làm việc tại các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ khí;

- Thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiết bị cơ khí;

9. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP:

- Có khả năng tự học tập và tìm hiểu trong môi trường công tác để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong cơ sở, đơn vị sản xuất, đáp ứng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa  hiện nay.

- Được tiếp tục học tập và nghiên cứu để đạt trình độ đại học và cao hơn nữa.