Qui chế tổ chức đào tạo

Được đăng ngày Thứ sáu, 10 Tháng 8 2012 15:49
Viết bởi Quản trị viên
Lượt xem: 48611

QUY CHẾ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
THEO LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

(Ban hành kèm theo quyết định số 444/QĐ-CDQ ngày 09/10/2020

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy định này quy định về tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Đào tạo theo phương thức tích lũy mô-đun được tổ chức theo học kỳ, là phương thức đào tạo trong đó người học chủ động lựa chọn theo quy định của Trường để học và tích lũy từng môn học, mô-đun cho tới khi hoàn tất toàn bộ chương hình. Người học tích lũy đủ các mô-đun được quy định trong chương trình của ngành, nghề học thì được xét cấp bằng tốt nghiệp.

1. Tín chỉ (đơn vị học trình):

Là đơn vị tính khối lượng giảng dạy của giảng viên, và học tập của HSSV. Một tín chi có khối lượng quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; bằng 30 đến 45 tiết học thực hành, thí nghiệm hay thảo luận; bắng 45 giờ thực tâp tại cơ sở, làm tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

Hiệu trưởng qui định cụ thể số tín chỉ của mỗi mô đun, môn học phù hợp với đặc điểm của từng ngành.

2. Tiết học:

Thời lượng mồi tiết học lý thuyết được tính bằng 45 phút; mỗi tiết học tích hợp/thực hành, thí nghiệm được tính bằng 60 phút; hình thức tham quan, thực tập tại doanh nghiệp khối lượng tính theo giờ.

Điều 3. Thời gian khóa học và thời gian hoạt động giảng dạy

1. Thời gian đào tạo là thời gian được thiết kế để người học hoàn thành một chương trình cụ thể và đủ điều kiện để nhận bằng tốt nghiệp tương ứng với chương trình đó, cụ thể:

a. Khóa học Cao đẳng chính quy có thời lượng 2,5 năm (hai năm rưỡi) đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp có giá trị tương đương; 01 (một) năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông;

b. Khóa Trung cấp có thời lượng 02 năm; Khóa đào tạo liên thông 9+ là 03 (ba) năm.

2. Thời gian tối đa để người học hoàn thành chương trình bao gồm thời gian tối đa để hoàn thành các môn học, mô-đun trong chương trình, được tính từ thời điểm bắt đầu học môn học, mô-đun thứ nhất đến khi hoàn thành môn học, mô-đun cuối cùng của chương trình và thời gian tối đa để hoàn thành các môn thi tốt nghiệp hoặc hoàn thành chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp là 05 năm (trình độ Trung cấp hoặc Cao đẳng)

Hiệu trưởng xem xét, quyết định kéo dài thêm thời gian tối đa đối với người học thuộc vào một trong các Trường hợp sau: Được điều động đi thực hiện nghĩa vụ an ninh - quốc phòng, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tiếp tục học tại Trường; có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật; vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều trị; bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng không thuộc Trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức bị buộc thôi học;

Người học cùng lúc hai chương trình, thời gian tối đa để hoàn thành hai chương trình bằng thời gian tối đa lớn nhất để hoàn thành một trong hai chương trình và được tính từ khi bắt đầu học chương trình thứ nhất.

3. Thời gian tổ chức giảng dạy của Trường:

a. Thời gian tổ chức giảng dạy của Trường trong thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ hàng ngày;

b. Tổng thời lượng học tập theo thời khóa biểu đối với một người học trong một ngày không quá 8 giờ, các nội dung bắt buộc phải có nhiều thời gian hơn 8 giờ phải có ý kiến của Hiệu trưởng. Trong đó, một tuần học không bố trí quá 30 giờ lý thuyết; trong một ngày, không bố trí quá 6 giờ lý thuyết.

Điều 4. Đia điểm đào tao

1. Địa điểm đào tạo được thực hiện tại Trường. Trong đỏ, Trường có thể tổ chức giảng dạy ngoài phạm vi của Trường các nội dung về kiến thức văn hóa, an ninh - quôc phòng, giáo dục thể chất và các nội dung thực hành, thực tập trên cơ sờ bảo đảm chất lượng đào tạo.

2. Việc thi kết thúc môn học lý thuyết được thực hiện tại Trường; việc thi kết thúc môn học, mô-đun có cả lý thuyết và thực hành, thực tập chuyên môn, thực tập tôt nghiệp, thi tốt nghiệp môn thực hành chỉ được thực hiện ngoài Trường trong Trường hợp Trường không bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện tại Trường.

Điều 5. Kế hoạch đào tạo

1. Căn cứ vào khối lượng kiến thức, yêu cầu kỹ năng quy định của chương trình, Hiệu trưởng phân bố số môn học, mô-đun cho từng năm học, học kỳ.

2. Trước khi bắt đầu một khóa học, năm học, học kỳ, Trường phải công bố công khai kế hoạch đào tạo đối với khóa học, năm học, học kỳ đó.

Trong một năm học có 2 học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 2 tuần thi, kiểm tra.

Ngoài 2 học kỳ chính Trường tổ chức thêm học kỳ phụ để HSSV có cơ hội học trả nợ các môn học, mô đun không đạt yêu cầu trong các học kỳ chính hoặc đăng ký học các môn học, mô đun mới. Học kỳ phụ được tổ chức theo các hình thức: học ghép cùng khóa sau, học kỳ hè, học vào các ngày thứ 7 và Chủ nhật trong học kỳ chính.

Thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi học kỳ, năm học, khóa học và thời gian nghỉ hè, tết đối với lớp học trong cùng một đợt tuyển sinh; chương trình của từng môn học, mô-đun; địa điểm thực hiện; giáo viên, giảng viên (sau đây gọi chung là giáo viên) giảng dạy lý thuyết, thực hành từng môn học, mô-đun cho từng lớp học được quy định cụ thể trong kế hoạch đào tạo.

Điều 6. Đăng ký nhập học

1. Khi đăng ký nhập học người học phải nộp các giấy tờ theo thông báo trong giấy báo nhập học. Tất cả giấy tờ khi người học nhập học được xếp vào tủi hồ sơ của từng cá nhân và được quản lý tại Phòng Quản lý đào tạo.

2. Sau khi xem xét đủ điều kiện nhập học, Hiệu trưởng ký quyết định mở lớp và công nhận người đến học là học sinh, sinh viên chính thức của Trường và cấp cho họ:

a. Thẻ học sinh, sinh viên;

b. Sổ đăng ký học tập.

3. Cung cấp sổ tay HSSV đầy đủ các thông tin cho người học về mục tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của người học.

Điều 7. Chuyển ngành, nghề đào tạo

1. Người học được chuyển ngành, nghề đào tạo đang học sang học một ngành, nghề đào tạo khác của Trường.

2. Hiệu trưởng quyết định cho phép người học chuyển ngành, nghề đào tạo, bảo đảm các yêu cầu sau:

a. Người học có đcm đề nghị chuyển đổi ngành, nghề đào tạo;

b. Ngành, nghề đào tạo dự kiến sẽ chuyển sang học phải có cùng hình thức tuyển sinh và các tiêu chí tuyển sinh bằng hoặc thấp hcm so với tiêu chí tuyển sinh của ngành, nghề đào tạo đang học;

c. Người học khi đã được chuyển đổi sang ngành, nghề đào tạo khác thì phải dừng học ngành, nghề đào tạo trước khi chuyển đổi;

d. Việc chuyển đổi ngành, nghề đào tạo phải hoàn thành trước khi bắt đầu học kỳ thứ hai đối với chương trình trình độ trung cấp, trước khi bắt đầu học kỳ thứ ba đối với chương trình trình độ cao đẳng;

đ) Không trong thời gian: tạm dừng chương trình đang học, điều chỉnh tiến độ học, bị nhà Trường kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Thời gian học tối đa để người học chuyển ngành, nghề đào tạo hoàn thành chương trình là 05 năm và được tính từ khi bắt đầu nhập học ngành, nghề trước khi chuyển.

Điều 8. Học cùng lúc hai chương trình

1. Học cùng lúc hai chương trình dành cho người học có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và có nhu cầu đăng ký học thêm một chương trình thứ hai cùa Trường hoặc của đơn vị liên kết đào tạo với Trường để khi đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp hai bằng.

2. Điều kiện học cùng lúc hai chương trình:

a. Người học có đơn đề nghị học cùng lúc hai chương trình;

b. Ngành, nghề đào tạo ở chương trình thứ hai phải khác ngành, nghề đào tạo ở chương trình thứ nhất;

c. Đã học xong học kỳ thứ nhất đối với chương trình có thời gian thực hiện từ một đến hai năm học, đã học xong học kỳ thứ hai đối với chương trình có thời gian thực hiện từ trên hai năm học. Trong đó, xếp loại kết quả học tập của từng học kỳ đã hoàn thành ở chương trình thứ nhất tính đến thời điểm xét học cùng lúc hai chương trình phải đạt loại khá trở lên;

d. Không trong thời gian: tạm dừng chương trình đang học, bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Người học thuộc diện phải điều chỉnh tiến độ học hoặc bị buộc thôi học ở chưonng trình thứ nhất thì bị buộc thôi học ở chương trình thứ hai.

4. Người học chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.

5. Thời gian để người học hoàn thành hai chương trình được quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quy định này.

Điều 9. Nghỉ học tạm thời, nghỉ ốm

1. Người học được tạm dừng chương trình đang học và được bảo lưu điểm học tập nếu thuộc một trong các Trường hợp sau:

a. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động thực hiện nhiệm vụ an ninh - quốc phòng;

b. Vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều trị thì phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế nơi người học đó khám hoặc điều trị hoặc phải có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật;

c. Trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập có thời hạn;

d. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng chưa cỏ kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng không thuộc Trường họp bị xử lý kỷ luật ở mức bị buộc thôi học;

đ) Vì lý do khác không được quy định tại điểm a, b, c, d của khoản này: người học phải học xong ít nhất học kỳ thứ nhất tại Trường; không thuộc Trường họp bị buộc thôi học.

2. Người học được tạm hoãn học môn học, mô-đun theo kế hoạch đào tạo của Trường và phải hoàn thành môn học, mô-đun tạm hoãn đó trong quỹ thời gian tối đa hoàn thành chương trình nếu thuộc một hoặc nhiều Trường hợp sau:

a. Vì lý do sức khỏe không bảo đảm để học môn học, mô-đun đó và phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế nơi người học đó khám hoặc điều trị;

b. Có lý do khác không thể tham gia hoàn thành môn học, mô-đun đó, kèm theo minh chứng cụ thể và phải được Hiệu trưởng chấp thuận.

3. Người học không thuộc trường họp quy định tại khoản 1, 2 của Điều này, trong trường hợp có lý do chính đáng thì được nghỉ học đột xuất theo quy định của Trường và phải hoàn thành nhiệm vụ học tập theo quy định, đồng thời phải bảo đảm điều kiện dự thi kết thúc môn học, mô-đun mới được dự thi kết thúc môn học, mô- đun.

4. Thời gian nghỉ học tạm thời được tính vào thời gian tối đa để người học hoàn thành chương trình được quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quy định này.

Điều 10. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

1. Việc miễn, giảm, tạm hoãn học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện theo quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành.

2. Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học, mô-đun, môn thi tốt nghiệp trong chương trình của Trường trong trường hợp người học đã được công nhận tốt nghiệp chương trình từ trình độ tương đương, trong đó có môn học, mô-đun hoặc có môn thi tốt nghiệp có điểm đạt yêu cầu và được công nhận là tương đương với môn học, mô-đun, môn thi tốt nghiệp trong chương trình của Trường.

3. Được miễn học, miễn thi kết thúc môn Chính trị thuộc các môn học chung trong trường hợp người học đã tốt nghiệp chương trình từ trình độ tương đương hoặc có văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp chương trình trung cấp, cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương.

4. Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Ngoại ngữ thuộc các môn học chung trong trường hợp người học đã có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

5. Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tin học thuộc các môn học chung trong trường hợp người học có kết quả kiểm tra đầu vào của Trường đạt chuẩn kỳ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

6. Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Giáo dục thể chất thuộc các môn học chung trong trường họp người học là thương bệnh binh, có thương tật hoặc bệnh mãn tính làm hạn chế chức năng vận động; người học trong thời gian học tại Trường đạt giải nhất, nhì, ba hoặc đạt huy chương trong các đợt thi đấu thể thao cấp ngành hoặc từ cấp tinh trở lên.

7. Người học có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật được Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho miễn, giảm học một số môn học, mô-đun hoặc miễn, giảm một số nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng cá nhân không thể đáp ứng được.

8. Bảo lưu điểm, công nhận kết quả học tập

a. Người học được bảo lưu điểm, công nhận kết quả học tập của các môn học, mô- đun đạt yêu cầu từ chuông trinh đào tạo của Trường, của Trường nơi chuyển đi ừong trường hợp chuyển Trường, của một trong hai Trường thực hiện liên kết đào tạo trong trường họp học cùng lúc hai chương trình;

b. Thời gian được bảo lưu kết quả học tập không quá 05 năm.

9. Người học có nhu cầu được miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập phải có đơn đề nghị Hiệu trưởng xem xét, quyết định khi nhập học và trước mỗi kỳ thi.

Điều 11. Chuyển Trường

1. Người học chuyển Trường theo quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thì việc chuyển Trường được thực hiện theo Quyết định của cơ quan ra Quyết định cho người học chuyển Trường đó. Trong đó, việc ra Quyết định chuyển Trường phải có sự đồng ý bằng văn bản của người học.

2. Người học chuyển trường theo nhu cầu cá nhân thì việc chuyển trường được thực hiện theo quy định của trường nơi chuyển đi và trường nơi chuyển đến. Trong đó, Hiệu trưởng chỉ xét tiếp nhận hoặc cho người học chuyển đi học ở một trường khác khi người học đó bảo đảm các yêu cầu sau:

a. Có đơn đề nghị chuyển trường;

b. Không trong thời gian: điều chinh tiến độ học, bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c. Đã hoàn thành ít nhất một học kỳ tại trường nơi chuyển đi nhưng không vào học kỳ cuối cùng của khóa học;

d. Khi chuyển sang trường nơi chuyển đến phải học đúng ngành, nghề đang học tại trường nơi chuyển đi và có cùng hình thức đào tạo.

3. Hiệu trưởng trường có người học xin chuyển đến quyết định việc tiếp nhận hoặc không tiếp nhận công nhận hoặc không công nhận kết quả học tập của người học ở trường nơi chuyển đến.

4. Thời gian tối đa cho người học chuyển trường hoàn thành chương trình được tính từ thời điểm nhập học ở trường nơi chuyển đi.

Điều 12. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và thi kết thúc môn học, mô-đun

1. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ

a) Kiểm tra thường xuyên do giáo viên giảng dạy môn học, mô-đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học theo từng môn học, mô-đun thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác; mồi mô đun, môn học phải có ít nhất một điểm kiểm ứa thường xuyên;

b) Kiểm tra định kỳ được quy định trong chưcmg trình môn học, mô-đun; kiểm tra định kỳ có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác, số lần kiểm tra định kỳ được quy định cụ thể trong chương trình môn học, mô đun;

2. Tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun

a. Cuối mồi học kỳ, Phòng Quản lý Đào tạo xây dựng kế hoạch trình Hiệu trưởng phê duyệt tổ chức 2 lần thi để lấy điểm tổng kết các môn học, mô đun. Những HSSV đủ điều kiện dự thi nhưng không dự thi lần 1, hoặc có điểm tổng kết môn học, mô đun < 5 ở lần thi thứ nhất được dự thi lần thứ 2. Kỳ thi lần 2 được tổ chức sớm nhất là 2 tuần kể từ kỳ thi lần 1. Riêng hình thức Học kỳ phụ học trong hè, học T7-CN (học thứ 7 và chủ nhật), HSSV chỉ được thi kết thúc môn học, mô đun 1 lần. Bất kỳ học theo hình thức nào, HSSV nghỉ học quá 30% thời lượng hpc phần sẽ không được dự thi, và phải nhân điểm không (0).

b. Hình thức thi kết thúc môn học, mô-đun có thể là thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên được quy định trong chương trình môn học, mô-đun.

c. Thời gian làm bài thi kết thúc môn học, mô-đun đối với mỗi bài thi viết từ 60 đến 120 phút;

d. Lịch thi của kỳ thi chính phải được thông báo trước kỳ thi ít nhất 04 tuần, lịch thi của kỳ thi phụ phải được thông báo trước kỳ thi ít nhất 01 tuần; trong kỳ thi, từng môn học, mô-đun được tổ chức thi riêng biệt, không bố trí thi ghép một số môn học, mô-đun trong cùng một buổi thi của một người học;

đ. Thời gian dành cho ôn thi mỗi môn học, mô-đun tỷ lệ thuận với sổ giờ của môn học, mô-đun đó và bảo đảm ít nhất là 1/2 ngày ôn thi cho 15 giờ học lý thuyết trên lớp, 30 giờ học thực hành, thực tập; tất cả các môn học, mô-đun phải bố trí giáo viên hướng dẫn ôn thi, đề cương ôn thi phải được công bố cho người học ngay khi bắt đầu tổ chức ôn thi;

e. Danh sách người học đủ điều kiện dự thi, không đủ điều kiện dự thi có nêu rõ lý do được công bố công khai trước ngày thi môn học, mô-đun ít nhất 05 ngày làm việc; danh sách phòng thi, địa điểm thi được công khai trước ngày thi kết thúc môn học, mô-đun từ 1 - 2 ngày làm việc;

g. Đối với hình thức thi viết, mỗi phòng thi bố trí ít nhất hai giáo viên coi thi và không bố trí quá 50 người học dự thi; người học dự thi phải được bố trí theo số báo danh; đối với hình thức thi khác, Hiệu trưởng quyết định việc bố trí phòng thi hoặc địa điểm thi và các nội dung liên quan khác;

h. Bảo đảm tất cả những người tham gia kỳ thi được phổ biến về quyền hạn, nhiệm vụ, nghĩa vụ của mình trong kỳ thi; tất cả các phiên họp liên quan đến kỳ thi, việc bốc thăm đề thi, bàn giao đề thi, bài thi, điểm thi được ghi lại bằng biên bản;

i. Quy trinh tổ chức thi: Do khoa nghề tổ chức theo kế hoạch chung của Nhà trường, Khoa nghề lập danh sách HSSV không đủ điều kiện dự thi có nêu rõ lý do phải được Lãnh đạo khoa duyệt và số lượng HSSV đủ điều kiện dự thi nộp về Phòng đào tạo trước ngày thi môn học, mô-đun ít nhất 05 ngày làm việc; lập danh sách HSSV dự thi theo phòng thi, phân công giáo viên coi thi, chấm thi, cắt phách, khớp phách, vào điểm và công bố điểm thi cho HSSV, lưu trữ bài thi theo quy định.

Điều 13. Điều kiên và số lần dư thi kết thúc môn hoc, mô-đun, hoc và thi lai

1. Điều kiện dự thi kết thúc môn học, mô-đun

a. Người học được dự thi kết thúc môn học, mô-đun khi bảo đảm các điều kiện sau:

- Tham dự ít nhất 70% thời gian học lý thuyết và đầy đủ các bài học tích hợp, bài học thực hành, thực tập và các yêu cầu của môn học, mô-đun được quy định trong chương trình môn học, mô-đun;

- Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên theo thang điểm 10;

- Còn số lần dự thi kết thúc môn học, mô-đun theo quy định tại khoản 2 Điều này.

- Người học có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định thì được Hiệu trường xem xét, quyết định ưu tiên điều kiện dự thi trên cơ sở người học đó phải bảo đảm điều kiện về điểm trung bình các điểm kiểm tra.

2. Số lần dự thi kết thúc môn học, mô-đun

a. Người học được dự thi kết thúc môn học, mô-đun lần thứ nhất, nếu điểm môn học, mô-đun chưa đạt yêu cầu thì được dự thi thêm một lần nữa ở kỳ thi khác do Trường tổ chức;

b. Người học vắng mặt ở lần thi nào mà không có lý do chính đáng thì vẫn tính số lần dự thi đó và phải nhận điểm 0 cho lần thi đó, Trường hợp có lý do chính đáng thì không tính số lần dự thi và được Hiệu trưởng bố trí dự thi ở kỳ thi khác.

3. Học và thi lại

a. Người học phải học và thi lại môn học, mô-đun chưa đạt yêu cầu nếu thuộc một ứong các Trường hợp sau:

- Không đủ điều kiện dự thi;

- Đã hết số lần dự thi kết thúc môn học, mô-đun nhưng điểm môn học, mô- đun chưa đạt yêu cầu;

b. Người học thuộc diện phải học và thi lại không được bảo lưu điểm, thời gian học tập cùa môn học, mô-đun lần học trước đó và phải bảo đàm các điều kiện dự thi được quy định tại khoản 1 Điều này mới được dự thi kết thúc môn học, mô-đun;

c. Trường hợp không còn môn học, mô-đun do điều chỉnh chương trình thì Hiệu trưởng quyết định chọn môn học, mô-đun khác thay thế trên cơ sở phù hợp với mục tiêu của ngành, nghề đào tạo.

Điều 14. Ra đề thi, chấm thỉ kết thúc môn học, mô-đun

1. Nội dung đề thi

a. Đề thi phải phù hợp với nội dung môn học, mô đun đã quy định trong chương trình môn học. Đối với môn học, mô đun có nhiều ngành hoe trong cùng hoe kỳ được thi chung đề (tổ chức thi đồng thời). Phòng Đào tạo chủ tri dưới sự giám sát của Ban giám hiệu, Bộ phận kiểm soát chất lượng đào tạo để chọn 2 đề thi từ những bộ ngân hàng đề thi đã được duyệt. Việc bảo mật đề thi tuân thủ theo qui định. Các Khoa nghề nhận đề thi chính thức tại phòng Đào tạo vào ngày thi.

b. Đề thi đối với người có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật do Hiệu trưởng quyết định.

2. Chấm thi

a. Mỗi bài thi kết thúc môn học, mô-đun phải do ít nhất 02 giáo viên chấm thi, cho điểm độc lập nhau và phải ký đầy đủ vào bài thi, phiếu chấm điểm, bảng điểm tổng hợp của người dự thi; trong đó, bài thi viết tự luận phải được làm phách trước khi chấm và việc chấm thi vấn đáp, thực hành phải thực hiện trên phiếu chấm thi do Hiệu trưởng quy định; Kết quả các điểm thi kết thúc môn học, mô đun phải được Lãnh đạo Khoa (Bộ môn) xác nhân trước khi công bố, lưu trữ tại Khoa và nôp phòng Quàn lý Đào tao theo thời gian qui đinh; Bài thi viết, bài tâp lớn, tiểu luân phải được lưu trữ tại Khoa (Bô môn) theo quy định.

b. Điểm của bài thi là trung bình cộng điểm của các giáo viên chấm thi; trường hợp điểm của các giáo viên chấm thi đối với một bài thi có sự chênh lệch từ 1,0 điểm trở lên theo thang điểm 10 thì phải tổ chức xem xét hoặc chấm thi lại, nếu chấm thi lại mà chua thống nhất được điểm thì trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn xem xét, giải quyết và là người quyết định cuối cùng về điểm bài thi;

c. Đối với bài thi thực hành tại xưởng:

Điểm của các bài thực hành là tổng của 6 điểm kỹ thuật và 4 điểm thành phần. Điểm kỹ thuật và điểm thành phần được tính căn cứ vào bảng phân điểm kỹ thuật và điểm thành phần của từng bài tập, theo qui định sau:

Điểm kỹ thuật:

6 điểm

Điểm thành phần bao gồm:

4 điểm

■  Điểm thao tác:

1 điểm

■  Điểm an toàn:

1 điểm

■  Điểm vệ sinh, sắp xếp nơi làm việc:

1 điểm

■  Thời gian:

1 điểm

Tổng cộng:

10 điểm

 
Lưu ý: Khi điểm kỹ thuật < 3,các điểm thành phần không được tính vào kết quả bài làm, trong trường hợp này, điểm tổng cộng sẽ bằng điểm kỹ thuật.

3. Công bố điểm thi

a. Điểm thi, kiểm tra theo hình thức vấn đáp, thực hành, thực tập hoặc bảo vệ báo cáo thực tập phải được công bố cho người học biết ngay sau khi chấm;

b. Đối với các hình thức thi, kiểm tra khác phải được công bố cho người học biết muộn nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày thi xong.

4. Xử lý người học vi phạm về thi, kiểm tra

a. Người học thi hộ, nhờ người thi hộ sẽ bị đình chỉ học tập một năm đối với vi phạm lần thứ nhất và bị buộc thôi học đối với vi phạm lần thứ hai; trường hợp tổ chức thi, kiểm tra hộ sẽ bị buộc thôi học đối với vi phạm lần thứ nhất.

b. Trừ trường họp quy định tại khoản 1 Điều này, việc xử lý người học vi phạm trong khi dự kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô-đun được thực hiện như sau:

+ Khiển trách và trừ 25% điểm bài kiểm tra hoặc bài thi: áp dụng đối với người học phạm lỗi một lần nhìn bài, thảo luận bài với người học khác trong giờ kiểm tra, thi;

+ Cảnh cáo và trừ 50% điểm bài kiểm tra hoặc bài thi: áp dụng đối với người học vi phạm một trong các lỗi sau đây:

- Đã bị khiển trách một lần trong giờ kiểm tra, thi nhưng vẫn tiếp tục vi phạm quy định tại giờ kiểm tra, thi đó;

- Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho người khác;

- Chép bài kiểm tra, bài thi của người khác; những bài kiểm tra, bài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như nhau, nếu người học bị xử lý có đủ bằng chứng chứng minh mình bị sao chép trước khi nộp bài thì được hiệu trưởng xem xét giảm từ mức kỷ luật cảnh cáo xuống mức khiển trách, nếu bị sao chép sau khi nộp bài thì không bị xử lý.

+ Đình chi làm bài và nhận điểm 0 cho bài kiểm tra, bài thi: áp dụng đối với người học vi phạm một trong các lỗi sau:

- Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ kiểm tra, thi vẫn tiếp tục vi phạm quy định trong giờ kiểm tra, thi đó;

- Mang theo tài liệu hoặc các vật dụng không được phép đem vào phòng thi;

- Đưa đề kiểm tra, thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi;

- Có hành động gây gổ, đe dọa người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa người học khác;

- Viết, vẽ bậy lên bài kiểm tra, bài thi;

- Viết bài kiểm tra, bài thi trên giấy không đúng quy định của trường;

- Dùng bài kiểm tra, bài thi của người khác để nộp;

- Có các hành vi nhằm mục đích xin điểm, nâng điểm hoặc làm sai lệch kết quả kiểm ứa, thi;

Người học sau khi đã dự kiểm tra, thi nếu có kết luận vi phạm thì bị xử lý kỷ luật như trong khi làm bài kiểm tra, bài thi.

Điều 15. Tổ chức lóp học

1. Lớp học được tổ chức theo từng môn học, mô-đun dựa vào đăng ký khối lượng học tập của người học ở từng học kỳ; số lượng người học tối thiểu cho mỗi lớp học là 10 người. Nếu số lượng người học đăng ký thấp hon số lượng tối thiểu quy định thì lớp học sẽ không được tổ chức và người học phải đăng ký chuyển sang học những môn học, mô-đun khác có lóp, nếu chưa đảm bảo đủ quy định về khối lượng học tập tối thiểu cho mỗi học kỳ.

2. Chương trình thực hiện theo phương thức tích lũy mô-đun tổ chức đào tạo theo học kỳ được quy định tại khoản 4 điều 5 quy chế này.

Điều 16. Đăng ký khối lượng học tập

1. Đầu mỗi năm học, trường thông báo kế hoạch đào tạo dự kiến cho từng chương trình trong từng học kỳ; chương trình môn học, mô-đun dự kiến sẽ dạy, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng môn học, mô-đun, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các môn học, mô-đun.

2. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, người học phải có đơn đề nghị gửi nhà trường xem xét để rút bớt môn hoc, mô-đun mà Trường đã dự kiến cho từng chương trình trong từng học kỳ

3. Việc rút bớt môn học, mô-đun trong khối lượng học tập Trường đã dự kiến được thực hiện sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ chính, sau 1 tuần kể từ đầu học kỳ phụ.

Điều 17. Cách tính điểm môn học, mô-đun

1. Điểm môn học, mô-đun

a. Điểm môn học, mô-đun bao gồm điểm trung bình các điểm kiểm tra có trọng số 0,4 và điểm thi kết thúc môn học, mô-đun có trọng số 0,6;

b. Điểm trung bình điểm kiểm tra là trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ theo hệ số của từng loại điểm. Trong đó, điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ tính hệ số 2;

c. Điểm môn học, mô-đun đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 5,0 trở lên.

* Ví dụ

Họ 

tên

Điểm kiểm tra thương xuyên

Điểm kiểm tra định kỳ

Điểm TBC các điểm kiểm tra

Điểm kiểm tra kết thúc MH/MĐ

Điểm tổng kết Môn học/ Mô-đun

Xếp loại

Điểm chữ 

(A,B...)

Điểm quy đổi theo thang điểm 4

Điểm chuyên cần

Hệ số

Hệ số 2

(Trọng số 0,4)

(Trọng số 0,6)

...

7

 

6

 

6,3 (6,33)

6

6,1

Trung bình

C

2

 

 

 

 

 

 

6,3x0,4=2, 5 (2,52)

6x0,6=3,6

2,5+3,6

 

 

 

2. Quy đổi điểm môn học/mô đun và xếp loại môn học/mô đun

a. Điểm môn học, mô-đun được tính theo khoản 1 Điều 11 của Quy định này theo thang điểm 10 sau khi làm tròn đến một chữ số thập phân sẽ được chuyển thành điểm chữ như sau:

Loai Đat 

Loại Không đạt

     A.  8,5 - 10 Giỏi

     B.  7,0 - 8,4 Khá

     C. 5,5 - 6,9 Trung bình

     D. 4,0 - 5,4 Trung bình yếu

E. Dưới 4,0 Kém

 

Ví du:

 

Điểm tổng kết MH/MĐ

xếp loại

Điểm chữ

Môn 1

8,6

Giỏi

A

Môn 2

7,3

Khá

B

Môn 3

6,1

Trung bình

C

Môn 4

4,1

Trung bình yếu

D

Môn 5

3,9

Kém

F

Môn 6

5,2

 

R

 

b. Đối với những môn học, mô-đun được trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả;

c. Việc xếp loại các mức điểm A, B, c, D, F được áp dụng cho các trường hợp sau đây: Đối với những môn học, mô-đun mà người học đã có đủ điểm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ, kể cậ trường hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0;

d. Việc xếp loại ở mức điểm F ngoài những trường hợp như đã nêu ở điểm c khoản này, còn áp dụng cho trường hợp người học vi phạm nội quy thi, có quyết định phải nhận mức điểm F;

e. Ký hiệu R được áp dụng cho các trường hợp sau:

- Điểm môn học, mô-đun được đánh giá ở các mức điểm A, B, c, D trong đợt đánh giá đầu học kỳ (nếu có) đối với một số môn học, mô-đun được phép thi sớm để giúp người học học vượt;

- Những môn học, mô-đun được công nhận kết quả, khi người học chuyển từ trường khác đến hoặc chuyển đổi giữa các chương trình.

Điều 18. Cách tính điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy

1. Quy đổi điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy

Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm chữ của môn học, mô-đun phải được quy đổi từ điểm chữ qua điểm số thang điểm 4 như sau:

A tương ứng với 4; B tương ứng với 3; c tương ứng với 2; D tương ứng với 1; F tương ứng với 0;

Ví du

• Điểm Môn học/Mô-đun

 

Điểm tổng kết MH/MĐ

Điểm

chữ

xếp loại

Quy đổi theo thang điểm 4

Môn 1

8,6

A

Giỏi

4

Môn 2

7,3

B

Khá

3

Môn 3

6,1

c

Trung bình

2

Môn 4

4,1

D

Trung bình yếu

1

Môn 5

3,9

F

Không đạt

0

 

2. Cách tính điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy

a. Công thức tính điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy:

Trong đó:

+ A: là điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học hoặc điểm trung bình chung tích lũy;

+ i: là số thứ tự môn học, mô-đun;

+ ai : là điểm của môn học, mô-đun thứ i;

+ ni: là số tín chỉ của môn học, mô-đun thứ i;

+ n: là tổng số môn học, mô-đun trong học kỳ/năm học/khóa học hoặc số môn học, mô-đun đã tích lũy.

b. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các môn học, mô- đun mà người học đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ;

c. Điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học, điểm trung bình chung tích lũy bao gồm cả điểm môn học, mô-đun được bảo lưu, không bao gồm điểm môn học, mô-đun được miễn trừ và Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh;

d. Trường hợp người học được tạm hoãn học môn học, mô-đun thì chưa tính khối lượng học tập của môn học, mô-đun đó trong thời gian được tạm hoãn.

Ví du

 

Họ và tên

Môn 1

Môn 2

Môn 3

Điểm TBC Học kỳ/Tích lũy

Số tín chỉ: 1

Số tín chỉ: 4

Số tín chi: 2

Điềm quy đẩi theo thang điểm 4

2

3

4

3,1

(3,14)

 

 

 

 

 

 

(2 X 1) + (3 X 4) + (4 X 2)

• Ầ TỴ 1 \ / A \

 

LMCU1 iDb nục Ky

(1+4 + 2)

 

 

Trường hợp sử dụng thang điểm chữ có nhiều mức, hiệu trường quy định quy đổi các mức điểm chữ đó qua các điểm số thích hợp

 

 

 

3. Điểm trung bình chung học kỳ, năm học, điểm trung bình chung tích lũy và điểm trung bình chung chuyên cần để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ, năm học hoặc khóa học được tính theo kết quả điểm thi kết thúc môn học, mô-đun lần thứ nhất; để xét điều chỉnh tiến độ học, buộc thôi học được tính theo kết quả lần thi kết thúc môn học, mô-đun có điểm cao nhất.

4. Môn học Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh là 2 môn học điều kiện; kết quả đánh giá 2 môn học này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, năm học, điểm trung bình chung tích lũy, xếp loại tốt nghiệp nhưng là một trong các điều kiện để xét hoàn thành khối lượng học tập, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp và được ghi vào bảng điểm cấp kèm theo bằng tốt nghiệp.

Điều 19. Điểm chuyên cần:

Được tính cho từng môn học/ mô đun.

Điểm

Điều kiên •

4

- Số tiết nghỉ học (không kể có phép, o phép) = 0

- Có đi hpc trễ 1,2 lần < 5 phút có lý do chính đáng.

- Tinh thần, thái đô hoc tâp nghiêm túc, năng đông, kết quả hoc tâp tốt.

3

- Số buổi nghỉ học < 1 đổi với những môn học, mô đun có khối lượng < 3 tín chỉ

- Sổ buổi nghỉ hoe < 2 đối với những môn học, mô đun có khối lượng > 4 tín chỉ

- Sô lân đi hpc trễ có thể nhiều hon 1, 2 lần và đều có lý do chính đáng

- Tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc, năng động, kết quả học tập khá

2

- Số buổi nghỉ học < 2 đối với những môn học, mô đun có khối lượng < 3 tín chỉ

- Số buổi nghỉ hpc < 3 đối với những mô học, mô đun có khối lượng > 4 tín chỉ

- Số lần đi học trễ < 2 lần < 5 phút có lý do chính đáng .

- Tinh thần, thái độ học bình thường.

1

-  Số buổi nghỉ hoe < 3 đối với những mô học, mô đun có khối lượng < 3 tín chi

-  Só buổi nghỉ hpc < 5 đối với những mô học, mô đun có khối lượng < 5 tín chỉ

- Mức độ gia giảm điểm phụ thuộc tẩn số đi học trễ và tinh thần thái độ học tập trong lớp.

-  Tinh thần thái độ học tập kém.

0

- Số buổi nghỉ hoe vượt quá mức liền kề trên.

Lưu ý 

- Trong quy định trên, thái độ học tập, kết quả học tập (điểm trung bình kiểm tra, điểm thi học kỳ), dự thi, dự lớp đều đặn, đúng giờ là những tiêu chí chính để xem xét, và những tiêu chí này phải tương xứng với điểm chuyên cần. HSSV dự lớp đầy đủ nhưng kết quả kém, điểm chuyên cần sẽ thấp do tình thần, thái độ, phương pháp học tập chưa tốt.

- Cách tính điểm TBC chuyên cần được thực hiện như quy định đối với cách tính điểm TBC tích lũy, học kỳ,...

Điều 20. Cách tính điểm xét học bổng, xét khen thưởng

1. Công thức tính điểm xét học bổng: HB= (A*0,8) + (C *0,2) + ĐRL

Trong đó:

+ HB: là điểm xét học bổng theo học kỳ/năm học/khóa học;

+ A: là điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học hoặc điểm trung bình chung tích lũy;

+ C: là điểm trung bình chung điểm chuyên cần các môn học mô đun (điểm trung bình chung điểm chuyên cần là trung bình cộng của các điểm chuyên cần của các môn học, mô đun)

+ ĐRL: là điểm rèn luyện học kỳ/năm học/toàn khóa (đã quy đổi)

Điều 21. xếp hạng năm đào tạo và học lực

1. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức, kỹ năng tích lũy người học được xếp hạng năm đào tạo: người học năm thứ nhất, người học năm thứ hai, người học năm thứ ba. Tùy thuộc khối lượng kiến thức, kỹ năng của từng chương trình, hiệu trưởng quy định cụ thể giới hạn khối lượng kiến thức, kỹ năng để chuyển xếp hạng năm đào tạo.

2. xếp loại kết quả học tập

a. xếp loại kết quả học tập của người học theo học kỳ được căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy trong học kỳ đó theo thang điểm 4, cụ thể:

  • Loại xuất sắc: điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
  • Loại giỏi: điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
  • Loại khá: điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
  • Loại trung bình: điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49;
  • Loại yếu: điểm trung bình chung tích lũy thấp hơn 2,00.

• Ví dụ: xếp loại học kỳ I

 

Môn 1

Môn 2

Môn 3

Điểm TBC Học kỳ

xếp loại

 

Số tín chỉ: 1

Số tín chỉ: 4

Số tín chỉ: 2

 

 

Điểm quy đổi theo thang điểm 4

2

3

4

3,1

Khá

b. Người học có điểm đạt loại giỏi trở lên bị hạ xuống một mức xếp loại nếu thuộc một hoặc nhiều trường hợp sau:

- Bị nhà trường kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong học kỳ được xếp loại kết quả học tập (không tính mức kỷ luật được quy định tại khoản 2 Điều 16 của Thông tư này);

- Có một môn học hoặc một mô-đun trờ lên trong học kỳ phải thi lại (không tính môn học điều kiện; môn học, mô-đun được tạm hoãn học hoặc được miễn trừ).

3. Ket quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính ngay trước học kỳ phụ để xếp loại người học về học lực.

Điều 22. Cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học, tự thôi học

1. Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp cho người học có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thòi hạn tối đa được phép theo học chương trình. Việc cảnh báo kết quả học tập của người học được dựa trên một trong các điều kiện sau:

a. Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với người học năm thứ nhất dưới 1,40 đối với người học năm thứ hai, dưới 1,60 đối với người học năm thứ ba;

b. Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo;

c. Tổng số tín chỉ của các môn học, mô-đun bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khóa học đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ;

d. Mỗi HSSV được cảnh báo kết quả học tập 1 lần/học kỳ. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm cảnh báo kết quả học tập đối với mỗi HSSV căn cứ kết quà học tập do phòng Đào tạo cung cấp.

2. Sau mỗi học kỳ, người học bị buộc thôi học nếu thuộc một trong những trường họp sau đây:

a. Đã được cảnh báo kết quả học tập nhưng không đăng ký học lại để trả nợ môn học/ mô đun.

b. Đã hết quỹ thời gian tối đa để hoàn thành chương trình được quy định tại khoản 3 Điều 3 của Quy chế này;

c. Bị kỷ luật ở mức buộc thôi học.

3. Tư thôi hoc

Người học không thuộc diện bị buộc thôi học, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và ưách nhiệm theo quy định, nếu thuộc một trong các trường hợp sau được đề nghị trường cho thôi học:

a. Người học tự xét thấy không còn khả năng hoàn thành chương trình do thời gian còn lại không đủ để hoàn thành chương trình theo quy định;

b. Vì lý do khác phải thôi học kèm theo minh chứng cụ thể và được hiệu trường chấp thuận.

c. Hiệu trưởng quy định cụ thể về thủ tục, quyền lợi, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của người học và quyết định việc buộc thôi học và tự thôi học của người học.

Điều 23. Điều kiện tốt nghiệp

1. Người học được công nhận tốt nghiệp khi đủ các điều kiện sau:

a. Tích lũy đủ số mô-đun quy định cho chương trình;

b. Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khỏa học theo thang điểm 4 đạt từ 2,00 trờ lên;

c. Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm môn học, mô đun thuộc ngành, nghề đào tạo và các điều kiện khác do hiệu trưởng quy định;

d. Không trong thời gian: bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập có thời hạn trở lên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ. Có đơn gửi nhà trường đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường họp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khóa học;

e. Trường hợp người học có hành vi vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật chưa ở mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hiệu trưởng phải tổ chức xét kỷ luật trước khi xét điều kiện công nhận tốt nghiệp cho người học đó.

2. Trường họp người học bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập  có thòi hạn,

hết thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đã có kết luận của

cơ quan có thẩm quyền nhưng không thuộc trường họp bị xử lý kỷ luật ờ mức bị buộc thôi học thì được hiệu trưởng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp.

Điều 24. xếp loại tốt nghiệp

1. xếp loại tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học theo thang điểm 4, như sau:

a. Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;

b. Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;

c. Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;

d. Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.

2. Người học có điểm xếp loại tốt nghiệp đạt từ loại giỏi trở lên sẽ bị giảm đi một mức xếp loại tốt nghiệp nếu thuộc một trong các trường họp sau:

a. Có một môn học hoặc một mô-đun trở lên trong khóa học phải thi lại (không tính môn học điều kiện; môn học, mô-đun được miễn trừ);

b. Bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên (không tính mức kỷ luật được quy định tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư này - vi phạm về thi, kiểm tra) trong thời gian học tập tại trường.

Điều 25. Cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thòi, bảng điểm, giấy chứng nhận kết quả học tập, bằng tốt nghiệp

1. Cấp giấy chứng nhận tết nghiệp tạm thòi, bảng điểm, giấy chứng nhận kết quả học tập

a. Người học được công nhận tốt nghiệp được Hiệu trường cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời trước khi cấp bằng tốt nghiệp;

b. Người học được công nhận tốt nghiệp được Hiệu trường cấp bảng điểm theo từng môn học, mô-đun cho toàn khóa học. Trong đó ghi rõ ngành, nghề đào tạo, hỉnh thức đào tạo; kết quả và lý do môn học, mô-đun được miễn trừ, bảo lưu điểm; điểm trung bình chung học tập toàn khóa học, xếp loại tốt nghiệp, khen thưởng và kỷ luật, lý do hạ mức xếp loại tốt nghiệp (nếu có);

c. Bảng điểm được cấp sau khi người học có quyết định công nhận tốt nghiệp, muộn nhất trong ngày trao bằng tốt nghiệp;

d. Người học chưa được công nhận tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận kết quả học tập các môn học, mô-đun đã học trong chương trình của trường, trong đó phải ghi rõ hình thức đào tạo và lý do người học chưa được công nhận tốt nghiệp.

2. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức trao bằng tổt nghiệp cho người học đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày người học kết thúc môn học, mô-đun cuối cùng trong chương trình.

Điều 26. Quản lý hồ sơ, tài liệu đào tạo

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm lập hồ sơ và quản lý hồ sơ, tài liệu; bảo quản sử dụng, hủy hồ sơ, tài liệu liên quan đến đào tạo theo quy định hiện hành của pháp luật, trường hợp trường giải thể thì phải bàn giao hồ sơ đào tạo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, một số hồ sơ, tài liệu và thời hạn lưu trữ bảo đảm yêu cầu dưới đây:

1. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ vĩnh viễn

a. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; văn bản của trường phê duyệt ban hành sửa đổi, bổ sung chương trình; hồ sơ biên soạn, lựa chọn, thẩm định ban hành giáo trình hoặc tài liệu giảng dạy; văn bản quy định về quản lý đào tạo;

b. Văn bản phê duyệt danh sách người học trúng tuyển, văn bản phê duyệt danh sách người học nhập học hoặc phân lớp;

c. Bảng điểm tổng hợp kết quả học tập của người học theo học kỳ, năm học, khóa học;

d. Hồ sơ công nhận kết quả tốt nghiệp cho người học các lớp, các khóa đào tạo: quyết định thành lập hội đồng thi tốt nghiệp; danh sách người học dự thi và kết quả từng môn thi, phiếu nộp bài thi có chữ ký của người học; biên bản họp của các hội đồng; quyết định của hiệu trưởng về việc công nhận và cấp bằng tốt nghiệp cho người học;

đ. Sổ cấp phát bằng tốt nghiệp;

e. Kế hoạch đào tạo đối với khóa học, năm học, học kỳ; báo cáo tổng kết năm học, khóa học và bản lưu các báo cáo liên quan đến đào tạo gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

g. Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật người học;

h. Hồ sơ liên kết đào tạo trong nước và nước ngoài, đào tạo theo địa chỉ;

i. Hồ sơ kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo của trường; hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc theo dõi và bảo đảm chất lượng đào tạo;

k. Hồ sơ, tài liệu hoạt động của hội đồng về đào tạo của trường.

2. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ ít nhất 10 năm kể từ ngày hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho người học

a. Hồ sơ giảng dạy của giáo viên;

b. Các hồ sơ, tài liệu của trường liên quan đến tổ chức thi kết thúc môn học, mô- đun: kế hoạch thi và lịch thi, các biên bản họp về thi kết thúc môn học, mô-đun, danh sách người học dự thi và kết quả từng môn thi, phiếu nộp bài thi có chữ ký của người học và cán bộ coi thi, kết quả thi kết thúc môn học, mô- đun;

c. Bảng điểm từng môn học, mô-đun của người học bao gồm điểm kiểm tra, điểm thi, điểm môn học, mô-đun có chữ ký của giáo viên giảng dạy và cán bộ quản lý;

d. Hồ sơ, công văn trao đổi về công tác đào tạo.

3. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ ít nhất 05 năm kể từ ngày hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho người học:

a. Hồ sơ về công tác tổ chức chấm phúc khảo các bài thi kết thúc môn học, mô-đun, thi tốt nghiệp;

b. Sổ lên lớp/sổ đầu bài cho từng lớp học cụ thể.

4. Các loại hồ sơ, tài liệu lưu trữ ít nhất 01 năm kể từ ngày hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho người học:

a. Đề cương hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp; các biên bản về lựa chọn đề thi, bàn giao đề thi, bàn giao bài thi kết thúc, môn học, mô-đun; đề thi đã sử dụng, bài thi, phiếu chấm thi kết thúc môn học, mô-đun.

Điều 27. Hiệu lực thỉ hành

1. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2020 và được áp dụng cho các Khóa tuyển sinh từ năm 2020 trở đi.

2. Quy định này áp dụng cho HSSV trình độ Cao đẳng và Trung cấp; những nội dung liên quan không thuộc quy định này thực hiện theo Quy định 09/2017/TT- BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thưomg binh và Xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

3. Đối với các khóa tuyển sinh trước thời điểm Quy định này có hiệu lực, Trường thực hiện việc tổ chức đào tạo theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 339/QĐ-CDQ ngày 17/8/2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất.

KT. HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

ThS. Nguyễn Duy Dũng