Kỹ năng thiết lập mục tiêu

Được đăng ngày Thứ sáu, 28 Tháng 3 2014 14:47
Viết bởi Quản trị viên
Lượt xem: 4199

Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận xem làm thế nào để lên kế hoạch cho tương lai tốt hơn bằng cách đặt ra các mục tiêu. Những người luôn đề ra mục tiêu cho tương lai thường gặt hái thành công và tránh được những sai lầm lớn mà có thể cản trở con đường tiến tới giấc mơ của họ. Chúng ta sẽ cùng thảo luận xem gồm những mục tiêu gì và các bước xây dựng mục tiêu như thế nào?

Mục tiêu là những thành tựu mà chúng ta muốn đạt được trong tương lai. Chúng ta sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu nếu chúng ta lập kế hoạch trước. Chúng ta sẽ cùng bàn về hai loại mục tiêu, đó là “mục tiêu ngắn hạn/trước mắt” (mục tiêu sẽ đạt được trong khoảng 6 tháng) và “mục tiêu dài hạn” (mục tiêu sẽ đạt được trong một năm hoặc lâu hơn).

Lập kế hoạch cho tương lai

Hãy nghi đến tương lai của bạn.Tưởng tượng xem cuộc sống của bạn trong năm tới sẽ thế nào. Hãy tự hỏi xem khi đó:

Tiếp tục hình dung cuộc sống của bạn trong những năm sau đó như thế nào và cũng tự đặt những câu hỏi tương tự.

Giờ hãy nghĩ tới cuộc sống của bạn khi bạn được khoảng 27, 28 tuổi. Khi đó:

Cuối cùng hãy tưởng tượng là bạn đã có con khoảng 13-14 tuổi.

Xem xem bạn có thể đưa ra những quyết định gì (cả tốt cả xấu) sẽ ảnh hưởng tới tương lai của bạn (cả tích cực lẫn tiêu cực). Hãy để những ước vọng và giấc mơ chỉ lối cho bạn tránh những hành vi bất lợi. Hiện giờ những quyết định nào bạn đưa ra có ảnh hưởng tới tương lai của bạn? Bạn đang làm gì để có thể đạt được các mục tiêu đề ra.

Mục tiêu trước mắt

Mục tiêu trước mắt là kế hoạch có thể hoàn thành trong vòng 6 tháng. Ví dụ:

Đặt ra mục tiêu ngắn hạn có thể giúp bạn lập kế hoạch để hoàn thành những công việc sẽ xảy ra trong tương lai gần. Khi bạn đề ra những mục tiêu thì hãy viết ra và lên kế hoạch làm thế nào để đạt được chúng như vậy bạn sẽ dễ dàng hoàn thành mục tiêu hơn. Ví dụ nếu mục tiêu của bạn là giành được điểm tốt trong kì thi hai tháng tới thì hãy ngồi xuống và ghi ra bạn sẽ chuẩn bị như thế nào để có thể làm tốt bài thi. Bạn sẽ xắp xếp thời gian học như thế nào (hàng ngày hay tuần ba buổi...)? Bạn sẽ học ở đâu? Ai sẽ động viên bạn? Bạn sẽ học với thời gian bao lâu? Nếu bạn thực hiện theo kế hoạch, có thể bạn sẽ làm tốt bài thi. Như vậy bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.

Mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn kế hoạch có thể hoàn thành trong một năm hoặc lâu hơn. Chẳng hạn như:

Mục tiêu dài hạn là những kế hoach giúp bạn đạt được ước mơ của mình. Khi bạn lập ra kế hoạch làm thế nào để đạt được mục tiêu bạn sẽ tránh được những hành vi có thể cản trở việc bạn đạt được ước mơ đó. Mục tiêu dài hạn được hoàn thành nhờ việc hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn. Ví dụ, nếu bạn muốn học ở một trường đại học uy tín bạn cần phải lập ra các kế hoach ngắn hạn để giành được điểm tốt ở trường, để sau này có thể làm tốt bài thi đại học và tránh xa các tệ nạn xã hội - cái có thể làm bạn mất cơ hội đặt chân vào cổng trường đại học. Nếu bạn bỏ qua những việc mà bạn cần phải làm ngay từ bây giờ để thì có nghĩa bạn đang đánh mất cơ hội để thực hiện ước mơ của mình. Một người sáng suốt sẽ thực hiện theo cách, “Nỗ lực cho những gì đáng giá (làm)” Nếu bạn thực sự muốn giành được mục tiêu của mình thì bạn cần phải nỗ lực hết mình để giành được mục tiêu đó.

Xây dựng mục tiêu

Khi xây dựng mục tiêu bạn nên nhớ một số điểm sau:

Các bước sau đây sẽ giúp bạn thành lập mục tiêu của mình:

  1. Xác định mục tiêu: Ghi ra một mục tiêu ngắn hạn và một mục tiêu dài hạn. Ví dụ: Tôi sẽ học tại một trường đại học ở Hà Nội chuyên nghành tiếng Anh để sau này trở thành giáo viên dạy tiếng Anh.
  2. Những lợi ích mà tôi sẽ có được nếu tôi đạt được mục tiêu của mình là gì? Chẳng hạn như là “Tôi sẽ có thể nói chuyện với người nước ngoài”, “vì tôi có thể hiểu tiếng Anh nên tôi sẽ có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin trên mạng internet.”
  3. Những trở ngại ngăn cản tôi đạt được muc tiêu của mình? Nếu tôi không tạo được thói quen học tốt từ bây giờ tôi sẽ không thể bước vào cổng trường đại học.” Sau khi xác định những trở ngại bạn cần lập ra chương trình thay đổi hành vi để giúp bạn khắc phục được bất kì thói quen nào làm hạn chế khả năng bạn giành được mục tiêu. Để hiểu rõ thêm về thay đổi hành vi hãy xem mục Thay đổi hành vi
  4. Bạn cần phải học hay làm gì? “Tôi phải tập thói quen học tập hợp lý như vậy tôi mới có thể làm tốt các bài thi.”, “Tôi cần học tiếng Anh.”
  5. Ai sẽ đông viên tôi? “Cô giáo tôi, mẹ tôi, hoặc người bạn hàng xóm là người Australia.”
  6. Kế hoạch thực hiện của tôi như thế nào? “Trước tiên tôi sẽ học bài hàng ngày để làm tốt các bài thi. Tôi sẽ dành thời gian để học tiếng Anh và luyện nói tiếng Anh với người bạn Australia. Tôi sẽ nộp hồ sơ vào một trường đại học ngoại ngữ nào đó ở Hà Nội
  7. Ngày hoàn thành: Khi nào tôi sẽ hoàn thành mục tiêu? Ví dụ đưa ra ngày bạn sẽ lên Đại học.

Bạn có thể dùng bảng dưới đây để hỗ trợ việc lập kế hoạch.

Mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu dài hạn

 

 

 

Những lợi ích khi đạt mục tiêu

Những lợi ích khi đạt mục tiêu

 

 

 

Những trở ngại trong quá trình thực hiện

Những trở ngại trong quá trình thực hiện

 

 

 

Cần học và làm những gì?

Cần học và làm những gì?

 

 

 

Ai là người động viên

Ai là người động viên

 

 

 

Kế hoạch – Các bước tiến hành

Kế hoạch – Các bước tiến hành

 

 

 

Ngày hoàn thành

Ngày hoàn thành